Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Lỗ Hổng Trong Quản Lý Giống Cây Trồng

Nhiều Lỗ Hổng Trong Quản Lý Giống Cây Trồng
Ngày đăng: 13/05/2014

Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về sản lượng nông nghiệp và nổi tiếng với nhiều thương hiệu nông đặc sản. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng giống cây trồng trên địa bàn TP thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế khiến hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng của Thủ đô.

Thiếu quy hoạch bài bản

Đại diện Phòng Trồng trọt - Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết, đến nay, trên địa bàn TP đã quy hoạch được một số vùng sản xuất giống cây trồng như giống lúa ở Mỹ Đức, Thanh Oai, Ứng Hòa; giống đậu tương ở Ba Vì, Sóc Sơn; giống cây ăn quả ở Gia Lâm, Hoài Đức, Chương Mỹ; giống hoa ở Từ Liêm, Tây Hồ và giống rau ở Gia Lâm, Thanh Trì...

Tuy nhiên, việc sản xuất giống cây trồng này chưa có quy hoạch bài bản, các vùng sản xuất giống tự phát hình thành do nhu cầu của thị trường. Mặt khác, việc quản lý chất lượng hạt giống mới chỉ tập trung vào giống cây trồng hàng năm như lúa, ngô. Do đó, tình trạng giống giả, giống kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều và rất phức tạp.

Theo đánh giá của Cục Trồng trọt, sản phẩm cây ăn quả của Việt Nam hiện không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, bởi, hầu hết đều dựa trên giống cây truyền thống, tuy có khả năng chống chịu sâu bệnh và thời tiết không thuận lợi nhưng năng suất kém và không ổn định.

Chẳng hạn, năng suất của cam chỉ đạt 7 - 8 tấn/ha; dứa 7 - 12 tấn/ha; xoài 8 - 12 tấn/ha. Một số loại cây ăn quả bị thoái hóa nghiêm trọng, chất lượng thấp, quả nhỏ, nhiều hạt, mẫu mã xấu, bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, việc sử dụng giống cây trồng cũng là một thách thức không nhỏ đối với cơ quan chức năng. Nhiều giống cây phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu; không chủ động được nguồn cung nên giá cả bị đẩy lên cao, đơn cử như nước ta có khoảng 102 giống lúa nhưng theo thống kê có tới 50 - 70% nhập từ Trung Quốc.

Các giống lúa chất lượng tốt trong nước cũng thuộc sự quản lý độc quyền của các công ty, xí nghiệp nên có giá thành cao, khó mở rộng diện tích. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ giống cây trồng… chưa được làm thường xuyên. Việc quản lý các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh doanh giống cây trồng chưa chặt chẽ, thiếu các chế tài kiểm tra, xử phạt, đền bù thỏa đáng cho người dân khi hậu quả xảy ra.

Cần có cơ chế phù hợp

Ông Đào Duy Tâm - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho rằng, để nâng cao chất lượng giống cây trồng, Sở NN&PTNT TP tăng cường công tác khảo nghiệm, thử nghiệm nhằm bổ sung các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt vào cơ cấu giống cây trồng hàng năm.

Bên cạnh đó là việc thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình cung - cầu cũng như giá cả thị trường các mặt hàng giống cây trồng. Sở tiếp tục hướng dẫn nông dân về kỹ thuật gieo trồng; tuyên truyền, phổ biến văn bản pháp luật của Nhà nước nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh giống cây trồng.

Để sản xuất nông nghiệp Thủ đô phát triển ổn định, bền vững, Hà Nội cần xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất giống tiên tiến. Đặc biệt là lựa chọn khâu đột phá đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh giống cây trồng, có chính sách khuyến khích cho nông dân và huy động các thành phần kinh tê tham gia vào sản xuất giống cây trồng.

Theo ông Đào Duy Tâm, trong thời gian tới, TP cần thường xuyên trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp của Hà Nội với các tỉnh đầu tư sản xuất, kinh doanh giống cây trồng đảm bảo chất lượng, phù hợp với điều kiện sản xuất, tiềm năng nông nghiệp của Thủ đô.

Để đạt mục tiêu đến năm 2015, TP có khoảng 170.000ha lúa; 23.000ha ngô; 32.000ha rau thực phẩm; 33.000ha đậu tương; 2.165ha hoa, cây cảnh; 15.500ha cây ăn quả, TP đã triển khai bình tuyển được 240 cây ăn quả đầu dòng (bưởi, cam Canh, nhãn chín muộn); thử nghiệm, đánh giá được 4 nhóm lúa thuần năng suất, chất lượng (ĐH18, HDT8, QR2, DT39); nhiều nhóm ngô thực phẩm (HN88, MX2…); thực nghiệm thành công các giống đậu tương (DT84, DT26, ĐVN5…)


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Mô Hình Mở Rộng Thâm Canh Ngô Mật Độ Cao Hiệu Quả Từ Mô Hình Mở Rộng Thâm Canh Ngô Mật Độ Cao

Nhờ dự án cạnh tranh nông nghiệp mà lần đầu tiên ở Nghệ An đã ứng dụng thành công kỹ thuật thâm canh ngô mật độ cao. Tại 3 xã triển khai mô hình mở rộng đều đạt năng suất gần 9 tấn/ha/vụ, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng đại trà…

24/11/2013
Các Cơ Sở Chế Biến Dong Riềng Nỗ Lực Thu Mua Củ Dong Cho Nhân Dân Các Cơ Sở Chế Biến Dong Riềng Nỗ Lực Thu Mua Củ Dong Cho Nhân Dân

Hiện nay các cơ sở chế biến dong riềng trên địa bàn huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đang tích cực thu mua củ dong riềng cho nhân dân. Theo Công ty Hoàng Giang hiện đang thu mua với giá bình quân từ 800 đồng đến 1.300 đồng, tuỳ vào từng loại củ cụ thể và khu vực thu mua có gần đường ô tô không. Mặt khác các cơ sở chế biến cũng đang tìm kiếm thị trường ngoài tỉnh để tiêu thụ củ dong, bột dong và sản phẩm miến dong.

24/11/2013
Được Mùa Dưa Trên Đất Lúa Được Mùa Dưa Trên Đất Lúa

Tranh thủ thời gian nghỉ giữa 2 vụ sản xuất, hàng trăm hộ dân ở huyện Thăng Bình, Duy Xuyên (Quảng Nam) triển khai gieo trồng dưa gang và dưa leo trên những chân đất lúa. Nhờ dưa được mùa được giá nên nhiều gia đình có nguồn thu nhập cao.

24/11/2013
Hàn Quốc Mở Cửa Cho Xoài Việt Nam Hàn Quốc Mở Cửa Cho Xoài Việt Nam

Đây là loại trái cây tươi thứ hai sau thanh long của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào Hàn Quốc.

24/11/2013
Nuôi Gà Ji DABACO Nuôi Gà Ji DABACO

Thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang vốn là nông trường cam Bố Hạ ngày trước. Do giống cam Bố Hạ bị thoái hoá và do đổi mới cơ chế, nông trường giải thể, đất đai giao cho công nhân quản lý, đất trồng cam ngày trước nay được trồng vải thiều. Nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ vải thiều thì kinh tế các hộ hạn chế, những năm gần đây nhiều gia đình đã nuôi gà màu chăn thả dưới tán cây vải cho thu nhập khá, đời sống được nâng cao.

24/11/2013