Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bỏ Việc, Đôi Vợ Chồng Cử Nhân Ngồi Nhà... Trồng Rau Mầm

Bỏ Việc, Đôi Vợ Chồng Cử Nhân Ngồi Nhà... Trồng Rau Mầm
Ngày đăng: 11/09/2014

Đang có chỗ làm tốt với thu nhập khá, vợ chồng cử nhân trẻ mới tốt nghiệp Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp VN) từ bỏ công việc nhiều người mơ ước, trở về nhà SX rau mầm.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Duy Tuấn, chị Đoàn Thị Toan ở thôn 4, xã Đình Xuyên, huyện Gia Lâm, Hà Nội, chủ cơ sở SX rau mầm Châu Anh, một trong 5 đơn vị đầu tiên được Chi cục BVTV Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chúng tôi tới thăm cơ sở Châu Anh khi chị Toan đang cặm cụi với những giá rau mầm sắp đến ngày thu hoạch. Không ngờ, với diện tích nhà xưởng khiêm tốn khoảng 100 m2 mỗi ngày tại đây cung cấp hàng chục kg rau mầm cho người tiêu dùng Thủ đô.

Giới thiệu khu nhà xưởng với hệ thống kệ, giá trồng rau mầm xếp san sát, chị Toan chia sẻ, sau khi tốt nghiệp cử nhân ngành BVTV, Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội như bao sinh viên cùng trang lứa, anh Tuấn, chồng chị đầu quân làm tại DN thuốc BVTV, còn chị công tác ở một tổ chức phi chính phủ. Sau 5 năm làm công tác thị trường, đi nhiều nơi ở miền Bắc, bản thân anh chị cảm thấy lo lắng trước thực trạng sử dụng thuốc BVTV.

Trong quá trình công tác có tham gia một dự án về rau mầm, chị Toan nhận thấy ý nghĩa, tiềm năng của mặt hàng rau sạch này nên bàn với chồng mở xưởng trồng rau cung cấp cho nhà hàng, siêu thị tại các quận nội thành của Hà Nội.

Lãnh đạo Chi cục BVTV Hà Nội cho biết, đơn vị đã cấp giấy chứng nhận cho 5 cơ sở đủ điều kiện ATTP trong SX, sơ chế rau mầm tại Hà Nội. Ngoài cơ sở Châu Anh còn có cơ sở SX rau mầm sạch Hoàng Đo (Chương Mỹ); cơ sở SX rau mầm Thanh Hà (Thường Tín); hộ SX rau mầm Nguyễn Thế Tuấn (Đông Anh) và Cty CP Công nghệ sinh học (Nam Từ Liêm).

Nghĩ là làm, được sự động viên của vợ, anh Tuấn xin nghỉ việc cùng vợ thực hiện ước mơ SX rau xanh, trước là phục vụ bữa ăn của gia đình, sau là cung cấp cho người tiêu dùng.

Đang dở câu chuyện, anh Tuấn vừa giao hàng về nhanh miệng góp chuyện, để có được kỹ thuật, mối hàng như hiện nay, vợ chồng anh mất trắng không biết bao nhiêu mẻ rau mầm.

Anh tâm sự: “Trồng rau bình thường đã khó, trồng rau mầm còn khó hơn nhiều, đặc biệt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thất thường như tại miền Bắc nước ta. Rau mầm rất khó tính, nếu không tưới đủ nước chúng sẽ chết khô mà tưới nhiều nước là cây chết úng nên nhiều bữa vợ chồng tôi vừa tưới xong vào ăn được bát cơm ra đã thấy những khay rau xanh mơn mởn thối không còn cọng nào”.

Theo vợ chồng anh Tuấn, thường mùa đông dễ trồng rau mầm hơn mùa hè. Hiện tại, cơ sở Châu Anh trồng chủ yếu 5 loại rau mầm là củ cải trắng, củ cải đỏ, rau muống, hướng dương và thỉnh thoảng có thêm giá đỗ theo đơn đặt hàng.

Trong các loại rau mầm trên, củ cải trắng và đỏ đang là 2 loại rau mầm được tiêu thụ với số lượng lớn nhất. Bình quân, mỗi ngày cơ sở Châu Anh cung cấp cho các siêu thị, nhà hàng, cửa hàng tại nội thành Hà Nội từ 25 - 30 kg rau mầm, trong đó mầm cải chiếm tới 70 - 80%. Thu nhập mỗi tháng gần 20 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho 2 lao động địa phương.

Được biết, 1 kg hạt rau cải có thể trồng được ra khoảng 5 kg rau mầm, còn 1 kg rau muống chỉ trồng được khoảng 3 kg rau mầm (do kích thước hạt rau muống to). Với mùa hè, từ lúc gieo hạt đến khi thu hoạch 5 - 7 ngày, còn mùa đông 8 - 10 ngày. Chị Toan khẳng định, cùng với nấm thì rau mầm là loại thực phẩm xanh, sạch nhất hiện nay vì ngay cả nước tưới cũng phải sạch.

Chị Toan tâm sự: “Cơ sở chúng tôi phải tự ý thức làm ra sản phẩm chất lượng nhất. Trạm BVTV huyện Gia Lâm ngày nào cũng cử 1 cán bộ tới cơ sở của chúng tôi giám sát và cấp tem chứng nhận rau an toàn nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm. Chúng tôi nhận thấy, từ ngày cơ sở Châu Anh được dán tem nhận diện, việc tiêu thụ rau mầm thuận lợi hơn, người tiêu dùng cũng yên tâm hơn”.

“Rất nhiều người tiêu dùng sau khi ăn rau mầm xong thấy bụng khó chịu có gọi điện hỏi vợ chồng chúng tôi nghi ngờ về chất lượng. Nhân đây, chúng tôi xin lưu ý rằng, rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nếu ăn quá nhiều hay bị "rực bụng" thì cần có khẩu phần ăn ở mức độ vừa phải”, anh Nguyễn Duy Tuấn, chủ cơ sở rau mầm Châu Anh.


Có thể bạn quan tâm

Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An) Hướng Đi Mới Trong Sản Xuất Lạc Ở Nghi Long (Nghệ An)

Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) là địa phương vốn có truyền thống trồng lạc thương phẩm, nhưng từ khi tham gia liên minh sản xuất và tiêu thụ lạc giống thuộc “dự án cạnh tranh nông nghiệp”, bà con ở đây không chỉ có thêm thu nhập mà mở ra hướng làm ăn mới.

30/11/2013
Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên” Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể “Nấm Thái Nguyên”

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.

30/11/2013
Trồng Nấm Vụ Đông Trồng Nấm Vụ Đông

Tham quan mô hình trồng nấm rơm trái vụ do Trung tâm KN-KN Bắc Ninh phối hợp Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật (Viện Di truyền nông nghiệp) tổ chức tại xã Bình Dương, huyện Gia Bình, chúng tôi thấy sự phấn khởi của nông dân.

30/11/2013
Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified Xây Dựng Hệ Thống Quản Lý Chất Lượng Ca Cao Đạt Tiêu Chuẩn UTZ Certified

Bến Tre có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ca cao. Tuy nhiên, diện tích trồng còn nhỏ lẻ, người dân sản xuất theo lối cũ, quy trình kỹ thuật canh tác chưa đồng bộ, vì vậy năng suất đạt chưa cao.

30/11/2013
Phá Mía Trồng Chanh Phá Mía Trồng Chanh

Do lợi nhuận của cây mía không cao nên một số nông dân huyện Bến Lức (Long An) đổ xô phá mía để trồng chanh. Diện tích mía ngày càng giảm trong khi trồng chanh có xu hướng tăng đột biến.

30/11/2013