Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá

Nhiều Hộ Dân Ở Gia Lai Ngậm Ngùi Vì Dưa Hấu Rớt Giá
Ngày đăng: 13/04/2012

Thời điểm này, hàng trăm hộ trồng dưa hấu ở các huyện phía Đông của tỉnh Gia Lai đang lao đao vì giá dưa hấu xuống thấp.

Đầu vụ năm nay, giá dưa hấu nằm ở mức cao, dao động từ 6.000 - 8.000 đồng/kg thì nay chỉ còn khoảng 1.000 đồng/kg và đang có xu hướng tiếp tục giảm. Dù lỗ nhưng nhiều hộ vẫn phải ngậm ngùi bán sản phẩm để đầu tư cho vụ sau hoặc chuyển sang trồng cây nông nghiệp khác.

Giá thấp xuất phát từ việc các nhà buôn, chủ yếu từ Trung Quốc hạn chế nhập hàng, khiến các thương lái hạn chế thu mua của nông dân.

Anh Nguyễn Văn Đông - người trồng dưa, ở xã Tú An, thị xã An Khê cho biết năm nay gia đình anh trồng hơn 1 ha. Anh đã đầu tư hơn 85 triệu đồng cho các khoản chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu... và thu được gần 30 tấn quả. Anh ký hợp đồng trước đó nửa tháng nên bán được giá 1.500 đồng/kg. Trừ chi phí chăm sóc, đầu tư gia đình anh vẫn lỗ gần 50 triệu đồng/ha.

Cũng giống như gia đình anh Đông, nhiều hộ gia đình ở các huyện vùng Đông như Kông Chro, K’Bang, Đắk Pơ, thị xã An Khê đang lâm vào cảnh thua lỗ. Thậm chí nhiều hộ không bán được sản phẩm vì giá xuống thấp.

Ông Cà Văn Đồng, một thương lái chuyên thu mua dưa hấu ở miền Trung - Tây Nguyên cho biết dưa hấu được thu mua rồi chở đi cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn rồi đưa sang Trung Quốc. Giá dưa hấu xuống thấp khiến nhiều thương lái dù đã đặt cọc tiền cho các nhà vườn nhưng đành phải ngừng thu mua, bỏ tiền cọc bởi nếu thu mua sẽ càng thêm lỗ và cũng chưa chắc bán được hàng.

Những năm gần đây, các huyện phía Đông tỉnh Gia Lai như Kang, Đắc Pơ, Kong Chro và thị xã An Khê phát triển trồng dưa hấu khá mạnh nhưng chủ yếu tự phát, không theo quy hoạch của ngành nông nghiệp. Trong khi đó, dưa hấu là cây trồng bấp bênh, nông dân rất dễ bị thua lỗ. 

Có thể bạn quan tâm

Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng Trên 1.800 ha nhãn bị đốn do bệnh chổi rồng

Đó là tổng số diện tích nhãn bị nhà vườn Vĩnh Long đốn bỏ từ năm 2012 đến nay. Riêng, trong 6 tháng qua là 451 ha.

09/07/2015
Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm Các quy tắc quốc tế về nuôi tôm có trách nhiệm

Nguyên tắc 1: Đặt trại nuôi tôm theo quy hoạch quốc gia và khuôn khổ pháp luật tại những địa điểm phù hợp về mặt môi trường, sử dụng tài nguyên đất và nước hiệu quả và theo cách thức bảo tồn được đa dạng sinh học, nơi cư trú và các chức năng của hệ sinh thái nhạy cảm về mặt sinh học với ý thức rằng những hoạt động sử dụng đất đai, con người và loài khác cũng dựa vào cùng hệ sinh thái này.

10/07/2015
ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm! ASC đã có tiêu chuẩn cho Tôm!

Tiêu chuẩn ASC Tôm được chuyển giao tới Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC)

10/07/2015
Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều qua (22/6), Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015
Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm Việt Nam thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Chiều ngày 22/6, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với Hội đồng Nuôi trồng thủy sản Stewardship (ASC) đã ký Biên bản ghi nhớ cam kết sẽ phối hợp để thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận từng bước từ VietGAP sang chứng nhận ASC.

10/07/2015