Nhiều Hộ Dân Cà Mau Trúng Đậm Mùa Tôm Sú Trái Vụ
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau, thống kê sơ bộ từ đầu năm đến nay toàn tỉnh có trên 700 hộ dân trúng đậm vụ nuôi tôm trái vụ với thu nhập từ 70 đến trên 100 triệu đồng.
Vùng trúng đậm tôm nuôi là các huyện Đầm Dơi, Cái Nước và Phú Tân. Ông Trần Văn Giang - một nông dân nuôi tôm ở xã Tân Hưng huyện Cái Nước cho biết, từ đầu năm đến nay mỗi đêm ông thu hoạch từ 15-20 kg tôm sú. Giá tôm sú loại 20 con/kg hiện nay là 300.000 đồng/kg. Như vậy mỗi ngày ông thu nhập từ 5-6 triệu đồng.
Tuy nhiên, tôm nuôi trái vụ là hình thức nuôi mạo hiểm, giữa được - mất là ngang nhau. Nhưng lý do bà con chấp nhận mạo hiểm là vì tôm nuôi trái vụ có giá cao hơn chính vụ. Đây là tôm nuôi bằng hình thức quảng canh cải tiến theo hình thức thả tôm giống vào ruộng, tôm phát triển tự nhiên mà không cần cho thức ăn công nghiệp, sau 90 ngày dùng lưới thu hoạch mỗi ngày chứ không phải tính vụ bằng 60 ngày như nuôi công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.
Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.
Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.
Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.