Nhiều Diện Tích Cây Cà Phê Bị Thiệt Hại Do Mưa Trái Mùa

Do ảnh hưởng của cơn bão số 4,trong những ngày qua, trên địa bàn Kon Tum xuất hiện mưa ở nhiều nơi.
Ông Đào Anh Thư, 58 tuổi, một người dân đã có nhiều năm trồng cà phê ở huyện Đác Hà cho biết, đây là những cơn mưa trái mùa, thường niên khi bước vào tháng 12 ở Tây Nguyên rất hiếm khi xảy ra mưa vì thời tiết đã chuyển hẵn sang mùa khô. Mưa trái mùa làm cho không khí dịu xuống, thời tiết mát mẻ. Nhưng đối với những người dân trồng cà phê thì đây là những trận mưa không như mong muốn.
Đây là thời kỳ đang thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên, mưa không chỉ làm ướt lượng quả cà phê đã thu hái đang phơi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân, mà mưa trái mùa đã làm cho nhiều cành cà phê bung hoa sớm. Số cành này rất dễ bị khô trong thời gian tới, khi mà phải đến cả tháng nữa thì người dân mới bắt đầu tưới nước cho vườn cà phê.
Sau hai ba trận mưa liên tục trên địa bàn huyện Đác Hà, theo ông Thư đã làm sụt giảm ít nhất 20% năng suất cà phê của niên vụ cà phê 2015.
Huyện Đác Hà tỉnh Kon Tum có hơn 70.000 ha cà phê. Hiện nay bà con đang tập trung thu hoạch. Năng suất bình quân một ha cà phê ở đây đạt từ 16 đến 20 tấn/ha. Theo tính toán của người dân nơi đây thì những cơn mưa trái mùa vừa qua đã lấy đi của những người nông dân huyện Đác Hà hàng chục tỷ đồng.
Nguồn bài viết: http://www.nhandan.com.vn/kinhte/tin-tuc/item/25012902-nhieu-dien-tich-cay-ca-phe-bi-thiet-hai-do-mua-trai-mua.html
Có thể bạn quan tâm

Theo Vicofa, nguyên nhân là mỗi vụ cà phê chỉ thu hoạch trong khoảng hai tháng nên nông dân có xu hướng bán cà phê ngay sau khi thu hoạch để trang trải chi phí. Nếu đề nghị tạm trữ cà phê được chấp thuận sẽ hạn chế được việc nông dân bán ra nhiều khiến giá giảm.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu rau quả lớn và rất khó tính. Hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rau quả nhập vào EU phải đạt năm tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn về lao động.

Theo quy hoạch phát triển bò sữa tại xã Đạ Ròn của UBND huyện Đơn Dương, đến năm 2015, xã này được ấn định là 1.500 con, năm 2020 nâng lên 2.000 con. Tuy nhiên, thống kê của UBND xã Đạ Ròn cho thấy, cuối năm 2013, toàn xã đã có 1.800 con, đến thời điểm hiện nay là 2.047 con và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.

Mỗi năm người nuôi tôm trong huyện Đầm Dơi (Cà Mau) cần hơn 4 tỷ con giống, nhưng nguồn cung tại chỗ mới đáp ứng được khoảng 30%, số còn lại phải nhập từ nơi khác về.

Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê, tháng 10 lượng cá tra xuất khẩu của tỉnh ước đạt 21.983 tấn, tăng 2,48% so tháng trước và tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2013; kim ngạch xuất khẩu đạt 56,13 triệu USD, tăng 1,9% so tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ.