Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành
Ngày đăng: 25/06/2015

Kết quả có 7 con khỏi bệnh, 2 con bị chết. Cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y huyện Núi Thành đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chữa bệnh cho trâu, bò; đồng thời hướng dẫn chủ hộ tiêu độc, khử trùng xử lý mầm bệnh. Qua triệu chứng lâm sàng, cán bộ trạm thú y chẩn đoán số bò trên mắc bệnh viêm ruột, tiêu chảy.

Cùng thời gian này, Trạm Thú y huyện Núi Thành nhận được tin báo của Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y tỉnh) về việc chó cắn chết người tại xã Tam Anh Nam. Trạm Thú y huyện đang phối hợp với cán bộ Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Anh Nam kiểm tra thực tế tại cơ sở.

Theo lời khai của ông Phạm Quang Bích (chủ hộ có nuôi 1 con chó trên 36 tháng tuổi), năm 2015 con chó này chưa được tiêm phòng. Vào ngày 16.4.2015 con chó này bỏ nhà đi, sau một ngày lại trở về bỏ ăn, ủ rũ và chết sau đó 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, vật nuôi này đã cắn 4 người, riêng ông B. T. B. sau 59 ngày bị chó cắn thì phát bệnh và chết ngày 17.6.2015. Trước khi chết ông có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại như sợ nước, sợ ánh sáng. Ba người còn lại đã đi tiêm phòng vắc xin dại.

Trước tình hình trên, Trạm Thú y huyện Núi Thành đã phối hợp với Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Giang, Tam Anh Nam triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi; chú trọng công tác điều tra dịch tễ, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh với phương châm “phát hiện sớm, điều trị kịp thời, xử lý đồng bộ” để hạn chế dịch bệnh lây lan diện rộng. Trạm Thú y huyện Núi Thành cũng đề nghị Chi cục Thú y tỉnh sớm cung ứng vắc xin dại chó để trạm tiếp tục thực hiện công tác tiêm phòng bệnh dại năm 2015 trên địa bàn huyện; đề nghị UBND huyện Núi Thành chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm nội dung các công văn của huyện về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, vật nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ vườn cây ăn trái Làm giàu từ vườn cây ăn trái

Nhìn 4.000 gốc cam sành được 1 năm tuổi đang phát triển tốt, bắt đầu cho trái, ông Ba Giang (Lê Trường Giang, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) không giấu được niềm vui. Ông Ba Giang chia sẻ, trồng cam đem lại hiệu quả kinh tế cao thấy ham nên năm rồi 2 ha đất ruộng ông không trồng lúa nữa mà cuốc giồng, kê liếp trồng cam. 1 năm nữa, mấy ngàn gốc cam này sẽ bắt đầu cho thu hoạch.

11/07/2015
Chôm chôm được mùa, giá giảm mạnh Chôm chôm được mùa, giá giảm mạnh

Nhiều nhà vườn tại Đông Nam bộ đang khóc ròng vì chôm chôm bước vào vụ mùa chưa lâu nhưng giá đã giảm mạnh.

11/07/2015
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm sụt giảm mạnh Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm sụt giảm mạnh

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong 6 tháng đầu năm đạt khoảng 3 tỷ USD, giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn là tôm (năm 2014 chiếm khoảng 50%) đã có sự sụt giảm khá mạnh (khoảng 28%), đạt 1,3 tỷ USD.

11/07/2015
6 tháng gạo tiểu ngạch xuất đi Trung Quốc giảm 6 tháng gạo tiểu ngạch xuất đi Trung Quốc giảm

Tính đến ngày 18-6-2015, tổng lượng gạo được doanh nghiệp trong nước xuất sang thị trường Trung Quốc đạt 791.000 tấn, trong đó lượng gạo tiểu ngạch bán sang thị trường này chỉ đạt 135.000 tấn, theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA).

11/07/2015
Xây dựng Nông thôn mới ở Hoàng Su Phì đang đi đúng lộ trình Xây dựng Nông thôn mới ở Hoàng Su Phì đang đi đúng lộ trình

Bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi; KT – XH phát triển toàn diện; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện; cơ cấu lao động có bước chuyển dịch tích cực; các công trình được đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả..., đó là những kết quả đáng ghi nhận sau 4 năm triển khai thực hiện xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

11/07/2015