Nhiều dịch bệnh xảy ra trên động vật nuôi ở Núi Thành

Kết quả có 7 con khỏi bệnh, 2 con bị chết. Cán bộ kỹ thuật Trạm Thú y huyện Núi Thành đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi áp dụng các biện pháp kỹ thuật phòng chữa bệnh cho trâu, bò; đồng thời hướng dẫn chủ hộ tiêu độc, khử trùng xử lý mầm bệnh. Qua triệu chứng lâm sàng, cán bộ trạm thú y chẩn đoán số bò trên mắc bệnh viêm ruột, tiêu chảy.
Cùng thời gian này, Trạm Thú y huyện Núi Thành nhận được tin báo của Phòng Dịch tễ (Chi cục Thú y tỉnh) về việc chó cắn chết người tại xã Tam Anh Nam. Trạm Thú y huyện đang phối hợp với cán bộ Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Anh Nam kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Theo lời khai của ông Phạm Quang Bích (chủ hộ có nuôi 1 con chó trên 36 tháng tuổi), năm 2015 con chó này chưa được tiêm phòng. Vào ngày 16.4.2015 con chó này bỏ nhà đi, sau một ngày lại trở về bỏ ăn, ủ rũ và chết sau đó 4 ngày. Trong khoảng thời gian này, vật nuôi này đã cắn 4 người, riêng ông B. T. B. sau 59 ngày bị chó cắn thì phát bệnh và chết ngày 17.6.2015. Trước khi chết ông có triệu chứng lâm sàng của bệnh dại như sợ nước, sợ ánh sáng. Ba người còn lại đã đi tiêm phòng vắc xin dại.
Trước tình hình trên, Trạm Thú y huyện Núi Thành đã phối hợp với Phòng Dịch tễ và UBND xã Tam Giang, Tam Anh Nam triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho động vật nuôi; chú trọng công tác điều tra dịch tễ, tăng cường công tác giám sát dịch bệnh với phương châm “phát hiện sớm, điều trị kịp thời, xử lý đồng bộ” để hạn chế dịch bệnh lây lan diện rộng. Trạm Thú y huyện Núi Thành cũng đề nghị Chi cục Thú y tỉnh sớm cung ứng vắc xin dại chó để trạm tiếp tục thực hiện công tác tiêm phòng bệnh dại năm 2015 trên địa bàn huyện; đề nghị UBND huyện Núi Thành chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm nội dung các công văn của huyện về phòng chống dịch bệnh trên gia súc, vật nuôi.
Related news

Phòng Kinh tế huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa triển khai thí điểm mô hình nuôi gà Ai Cập siêu trứng tại xã Tả Thanh Oai. Đây là giống gà siêu trứng có nhiều ưu điểm như dễ chăm sóc, tốn ít thức ăn, chất lượng trứng cao. Mô hình này đang mở ra triển vọng làm giàu cho người nông dân trên địa bàn.

Bổ sung nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá, tạo sinh kế cho bà con ngư dân, Chi hội nghề cá Hà Giang (xã Vinh Hà, huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế) vừa tự nguyện góp tiền thả 3 tạ cá dìa, kích cỡ 2cm ra đầm phá.

Ông Đinh Như Trực (58 tuổi), ở thôn Di Tây, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, là người đầu tiên ở Thừa Thiên - Huế nuôi ếch trong lồng lưới.

Dù đã trải qua nhiều thăng trầm, song qua thời gian, mô hình luân canh tôm - lúa đã thể hiện nhiều ưu thế phù hợp với xu thế phát triển chung; nhất là tạo ra sản phẩm sạch, mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững.

Năm 2012, toàn tỉnh Sóc Trăng bị thiệt hại nặng nề do nạn tôm chết trên diện rộng. Diện tích tôm bị chết lên đến gần 24.000 ha, chiếm hơn 56% diện tích thả nuôi, trong đó chủ yếu là tôm sú. Đa số diện tích nuôi tôm sú bị chết là do bị bệnh đốm trắng và hoại tử dưới vỏ. Chính vì vậy, vụ nuôi tôm 2013 này, bà con nông dân đã cạn kiệt vốn, không còn khả năng đầu tư mới. Cho đến giữa tháng 5/2013 mà diện tích nuôi tôm mới đạt 20% kế hoạch. Ngành thủy sản đã đúc kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng để phổ biến cho bà con nông dân xem đó là cứu cánh cho vùng nuôi tôm Sóc Trăng.