Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Mía Theo Cánh Đồng Mẫu Lớn

Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Mía Theo Cánh Đồng Mẫu Lớn
Ngày đăng: 03/05/2013

Cánh tay bị bại liệt nhưng ông lại là chủ trang trại mía cao sản ở huyện Sơn Hòa. Niên vụ mía 2013-2014, ông là nông dân đầu tiên ở Phú Yên liên kết “4 nhà” trồng cánh đồng mía mẫu lớn áp dụng cơ giới hóa.

Mặc dù thời gian qua nắng hạn gay gắt kéo dài nhưng trang trại mía đến kỳ thu hoạch của gia đình ông Hà Châu Ánh (sinh năm 1961) tại xã Ea Chà Rang, huyện Sơn Hòa vẫn xanh bạt ngàn, còn số diện tích mới trồng nhú mầm xanh tươi tốt. Ông Ánh cho hay: “Năm nay do ảnh hưởng nắng hạn nên năng suất mía giảm, chỉ đạt 75 tấn/ha, trong khi mấy năm trước, năng suất 80 tấn/ha trở lên. Tuy vậy, so với nhiều người xung quanh, mía của gia đình tôi năng suất vượt trội”. Cũng theo ông Ánh, muốn trồng mía có lãi phải áp dụng khoa học kỹ thuật, chọn giống mía có năng suất cao và phù hợp thổ nhưỡng từng vùng đất. “Vì tật nguyền nên tôi chỉ nói cho công nhân làm theo, chứ không cầm tay chỉ việc được. Nếu không có mình, công nhân canh tác theo tập quán cũ thì làm sao mía tốt, có lãi nhiều được”, ông Ánh giãi bày.

Trước đây, ông Ánh lái xe cho Huyện ủy Sơn Hòa, sau đó, do cánh tay trái bị bại liệt nên ông xin nghỉ việc. Không chịu cảnh “ăn không ngồi rồi” và vượt lên bệnh tật, ông quyết định mưu sinh bằng cách mua đất trồng mía. Ở xã Ea Chà Rang chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số Chăm H’ Roi, Ba Na sinh sống. Ranh giới canh tác giữa các đám (thửa) mía được bà con chừa lại thường là cây bụi để làm hàng rào ngăn cách lối đi. Khi mua đất, ông thuê nhân công khai hoang liền vùng, liền thửa hình thành vùng mía rộng lớn. Ông đầu tư trồng các loại giống mía cao sản K8329, KK3, D125 mới du nhập về địa phương. Từ ngày trồng các giống mía cao sản, năng suất đạt 80 tấn/ha, 2 năm liền giá mía ổn định 950.000 đồng/tấn, nên mỗi năm ông thu trên 1 tỉ đồng.

Được sự khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ của Sở NN-PTNT, niên vụ mía 2013 - 2014, ông Ánh thực hiện liên kết “4 nhà” trồng mía bằng cơ giới hóa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn với diện tích trên 10ha trong trang trại rộng 40ha. Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho hay: “Mô hình trồng mía của ông Hà Châu Ánh là mô hình điểm của tỉnh. Đây là mô hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, trồng, bón phân đến làm cỏ, giúp cây mía tăng khả năng chống hạn và giảm chi phí 1,5 triệu đồng/ha so với cách trồng truyền thống. Mô hình được Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Hoàng Long Vina (Phú Yên) hỗ trợ 30% giá phân bón NPK;

Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam hỗ trợ giống, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm; Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam hỗ trợ máy trồng mía. Việc áp dụng cơ giới hóa trồng mía, hom mía được lấp sâu, đủ độ ẩm, khả năng chống hạn tốt. Mô hình này sẽ đưa năng suất mía tăng lên khoảng 90 tấn/ha với hàm lượng chữ đường cao. Việc liên kết “4 nhà” xây dựng các mô hình cánh đồng mía mẫu lớn nhằm tạo ra sản phẩm có giá thành hạ, tăng hiệu quả đầu tư, tạo sức cạnh tranh với các sản phẩm trong và ngoài nước. Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là mục tiêu xây dựng nông thôn mới hiện nay, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình Quy Hoạch, Nâng Cấp Cơ Sở Vùng Nuôi Tôm Ở Quảng Bình

Năm 2012, sản xuất nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, nhất là nuôi tôm nước lợ, làm ảnh hưởng đến thu nhập và hiệu quả kinh tế của người nuôi. Tổng diện tích thả nuôi toàn tỉnh là 5.052 ha đạt 98% so KH (riêng diện tích nuôi mặn lợ 1.532 ha); sản lượng nuôi thủy sản đạt 9.510 tấn (nuôi mặn lợ sản lượng 4.300 tấn).

11/03/2013
Thời Cơ Và Thách Thức - Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú? Thời Cơ Và Thách Thức - Nuôi Tôm Thẻ Hay Tôm Sú?

Chưa năm nào người nuôi tôm lại bị đặt vào hoàn cảnh khó khăn như năm nay. Chọn nuôi con tôm thẻ hay con tôm sú? Đó là vấn đề thật sự làm nhiều người đau đầu. Nuôi tôm sú năm qua lỗ nhiều hơn lãi, còn nuôi tôm thẻ chân trắng thì quá liều lĩnh, vì đây là đối tượng nuôi mới và mô hình này đòi hỏi vốn đầu tư rất nhiều.

16/03/2013
Hướng Dẫn Biện Pháp Diệt Chuột Hiệu Quả Hướng Dẫn Biện Pháp Diệt Chuột Hiệu Quả

Ngày 12.6, Hội ND huyện Hòa Vang tổ chức tập huấn cách bẫy, bắt chuột hiệu quả trên đồng ruộng với loại bẫy cải tiến cho 150 cán bộ cơ sở hội.

13/06/2013
Mô Hình Tổ Hợp Tác Trong Chăn Nuôi Vịt Thịt Năng Suất Cao Theo Hướng An Toàn Sinh Học Mô Hình Tổ Hợp Tác Trong Chăn Nuôi Vịt Thịt Năng Suất Cao Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Anh Phan Thanh Bình Ấp Mỹ Á, xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang thành lập trang trại chăn nuôi vịt từ năm 2003 trên diện tích khu đất 20.000 m2. Trong đó: có 2 ao thả vịt, với diện tích mặt nước ao là 12.000 m2, còn lại là diện tích chuồng trại, sân chơi cho vịt và bờ rào.

13/06/2013
Bảo Hiểm Chăn Nuôi Chưa Thu Hút Được Người Chăn Nuôi Ở Bình Định Bảo Hiểm Chăn Nuôi Chưa Thu Hút Được Người Chăn Nuôi Ở Bình Định

Thực hiện thí điểm bảo hiểm chăn nuôi (BHCN) giai đoạn 2011 - 2013 theo tinh thần Quyết định số 315/QĐ-TTg ngày 1.3.2011 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Định đã lựa chọn 9 xã: Nhơn Lộc, Nhơn Khánh, Nhơn An (thị xã An Nhơn); Bình Nghi, Bình Tường, Bình Hòa (Tây Sơn); Hoài Mỹ, Hoài Sơn, Hoài Tân (Hoài Nhơn) làm điểm thực hiện thí điểm BHCN. Tại 9 xã nói trên có 25.653 hộ dân thuộc diện được tham gia thí điểm BHCN, trong đó có 2.433 hộ thuộc đối tượng nghèo; 2.560 hộ cận nghèo và 19.660 hộ chăn nuôi khác với 23.168 con bò, 16.981 con heo nái, đực giống và 66.592 con heo thịt.

17/03/2013