Triển khai thực hiện cánh đồng lớn luân canh lúa tôm

Xã Khánh Hòa với tổng diện tích là 265 ha và có 124 nông dân tham gia.
Hầu hết những hộ dân tham gia mô hình cánh đồng lớn đều được ngành chuyên môn tập huấn về kỹ thuật sản xuất, canh tác lúa. Bà con nông dân đã chọn giống lúa OM – 2517 và Một bụi đỏ để sản xuất.
Đến thời điểm này đã xuống giống được hơn 70 ha; trong đó, lúa sạ hơn 45 ha
. Hiện tại các trà lúa đang phát triển rất tốt, bà con nông dân tranh thủ thời tiết thuận lợi xuống giống các diện tích còn lại, dự kiến đến giữa tháng 10 này sẽ xuống giống dứt điểm mô hình luân canh lúa – tôm.
Bà con nông dân tham gia mô hình cánh đồng lớn luân canh lúa – tôm được hỗ trợ 30% tôm giống và lúa giống; đặc biệt là còn được kỹ sư nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật cho đến khi thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, nhưng nguồn ô nhiễm môi trường đang ngày càng làm giảm đi vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển này.

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.

Cá điêu hồng là mặt hàng có sản lượng khá lớn, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thủy sản này còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển nóng của ngành hàng, thiếu quy hoạch, chưa có chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm... khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro.

Hải sâm trắng là loại hải sản có giá trị kinh tế cao. Do đặc tính sống ở vùng nước nông, di chuyển chậm, nên trong những năm qua, loài hải sản này đang bị khai thác với cường độ lớn và có nguy cơ cạn kiệt. Trước thực trạng này, vừa qua Ban Quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long (Quảng Ninh) đã triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu nuôi thử nghiệm loài hải sâm trắng. Bước đầu cho thấy những thành công.