Nhật sẽ mở cửa cho xoài, thanh long và vải tươi của Việt Nam?
Tại “Diễn đàn đối thoại doanh nghiệp ngành nông nghiệp Việt Nam – Nhật Bản” ngày 12/8, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho hay, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng và tiến tới hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực trong đó có nông nghiệp, một lĩnh vực hết sức quan trọng đóng góp trên 20% GDP hàng năm và giải quyết công ăn việc làm cho trên 70% dân số.
Theo đó, hai bên đã tăng cường thúc đẩy thương mại hàng nông lâm thủy sản; đặc biệt Việt Nam đã tạo điều kiện và mở cửa một số mặt hàng thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm từ Nhật Bản xuất khẩu vào Việt Nam.
Tại buổi đối thoại, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã đề nghị phía Nhật Bản sớm cho phép xuất khẩu xoài Việt Nam sang Nhật Bản vào tháng 9 tới nhân chuyến thăm Nhật Bản của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng thời, Bộ trưởng Phát cũng đề nghị Nhật Bản xem xét xúc tiến mở cửa thị trường đối với thanh long ruột đỏ và vải tươi của Việt Nam.
Bên cạnh đó, hai bên cam kết sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trực tiếp vào Việt Nam cũng như liên doanh, liên kết đầu tư sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp trong các lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất giống, chế biến nông lâm thủy sản, bảo quản, công nghệ sau thu hoạch, giảm tổn thất sau thu hoạch...
Hai bên sẽ thúc đẩy mô hình hợp tác công tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp, quan tâm hợp tác nâng cao chuỗi giá trị nông sản thực phẩm từ khâu sản xuất đến thu hoạch và phân phối sản phẩm, khảo sát, nghiên cứu mở rộng vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và thúc đẩy thương mại.
Cũng tại buổi đối thoại, ông Hayashi Yoshimasa - Bộ trưởng Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản, đề nghị phía Việt Nam mở cửa với trái táo Nhật Bản vào tháng 9 tới. Đồng thời yêu cầu Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản trong lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm.
Hai bên đều cho rằng, hợp tác nông nghiệp giữa hai nước có rất nhiều tiềm năng và triển vọng tốt đẹp, hứa hẹn mang lại lợi ích chung cho nhân dân hai nước. Đây cũng là lĩnh vực mà lãnh đạo cấp cao hai Nhà nước, hai Chính phủ hết sức quan tâm và chỉ đạo sát sao.
Related news
Trong đợt nắng nóng kéo dài những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích ngô, lúa ở các huyện vùng cao Si Ma Cai, Mường Khương, Bắc Hà, Bát Xát, Văn Bàn… bị héo khô vì hạn hán.
Những ngày này, thương lái thu mua thanh long trên địa bàn huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) với giá từ 2.000 đồng - 5.000 đồng/kg, mức giá thấp nhất từ đầu năm đến nay (được biết cùng thời gian này năm ngoái giá thanh long ở mức 10.000 đồng - 12.000/kg). Một thương lái cho biết giá thanh long xuống thấp như vậy là do vào mùa thuận nên thanh long được mùa, sản lượng tăng trong khi sức mua giảm.
Xuất khẩu trái cây tăng cao hơn trước, nhưng nông dân và doanh nghiệp vẫn nên cẩn trọng trong đánh giá thị trường và tìm cách nâng cao chất lượng mặt hàng này.
Hiện nay, nông dân trồng đậu phộng (lạc) vụ HT ở hai huyện Tịnh Biên – Tri Tôn (An Giang) rất phấn khởi, bởi năng suất và giá bán tăng, trừ chi phí còn lãi 50 triệu đ/ha.
Rất nhiều nhà vườn, thương lái tích trữ hàng trăm tấn hành tây tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) chờ cơ hội tăng giá để kiếm lời, nay trở nên trắng tay. Nguyên nhân là do hành cùng loại của Trung Quốc ồ ạt tràn vào thị trường, bán với giá rẻ mạt, khiến hành tây Đà Lạt không còn chỗ đứng.