Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa
1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.
Ngày 15/9, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc đã chủ trì hội nghị bàn biện pháp củng cố mô hình khai thác cá ngừ đại dương (CNĐD) theo công nghệ Nhật Bản.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, trong 2 thánh 7 và 8, các hộ ngư dân ở huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), được tỉnh hỗ trợ các bộ tiết bị, công nghệ cũng như được hướng dẫn quy trình câu, cách xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương theo kiểu Nhật Bản đã mở 2 chuyến biển khai thác cá CNĐD.
Chuyến biển đầu tiên trong tháng 7, các tàu đánh bắt được 54 con, kết quả kiểm tra 10/37 con đạt chất lượng khá tốt được lựa chọn bán đấu giá tại Trung tâm đấu giá cá ngừ OSAKA (Nhật Bản) với giá bình quân là 249,461 ngàn đồng/kg, trong đó có một con đạt hơn 430.000 đồng/kg, tổng doanh thu trên 114,253 triệu đồng.
Chuyến biển thứ 2 (từ ngày 12/8 đến ngày 4/9), ngư dân khai thác được 57 con CNĐD, trong đó có chỉ có 4 con đạt chất lượng xuất khẩu. Công ty cổ phần thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) thua mua 108 ngàn đồng/kg cá đạt chất lượng.
Theo đánh giá của Sở NN-PTNN Bình Định, ngư dân vẫn chưa tuân thủ các quy trình kỹ thuật câu, xử lý, bảo quản cá ngừ đại dương như hướng dẫn nên chất lượng sản phẩm chưa đạt chất lượng xuất khẩu qua thị trường Nhật. Bên cạnh đó, việc liên kết chỉ đạo các mô hình của các tàu cá chưa chặt chẽ.
Nhật Bản là thị trường rất khó tính về tiêu thụ sản phẩm cá ngừ đại dượng. Vì vậy, Sở NN-PTNT Bình Định đề nghị UBND tỉnh này tạm thời không xuất khẩu CNĐD sang Nhật Bản mà chỉ mua theo hợp đồng với giá cá cao để khuyến khích ngư dân. Bên cạnh đó, tiếp tục đào tạo hỗ trợ ngư dân khắc phục các khuyến điểm trong quá trình sử dụng thiết bị vào thực tế cũng như cách bảo quản con cá ngừ đạt chất lượng.
Phát biểu tại cuộc họp Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lê Hữu Lộc, đề nghị trong tháng 9, Sở NN-PTNN Bình Định phải xây dựng xong đề án đánh bắt CNĐD xuất khẩu; thành lập thêm 2 tổ đội, mỗi tổ đội 5 tàu. Bên cạnh đó, tạo điện kiện cho ngư dân vay vốn ngân hàng đóng tàu mới khai thác thủy sản theo tinh thần NĐ 56 của Chính Phủ.
Ông Lộc nói thêm: Tỉnh sẽ tiếp tục nhập thiết bị từ Nhật về, trang bị cho các tàu cá cho ngư dân tham gia các tổ đội và tiếp tục hỗ trợ cán bộ và ngư dân qua Nhật Bản đào tạo kỹ thuật. Sản phẩm đạt chất lượng tốt, Công ty BIDIFISCO phải có trách nhiệm mua cho ngư dân với giá cao để khuyến khích bà con vương khơi bám ngư trường...
Có thể bạn quan tâm
Sáng 17-7, Ban Quản lý dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững” (thuộc Cục Trồng trọt) tổ chức hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Dak Lak và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Tây Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng phát triển ca cao và truyền thông trong ngành hàng ca cao ở Dak Lak.
Với diện tích 1.613 ha cà phê, trong đó diện tích cà phê kinh doanh là 1.410 ha, nhưng phần lớn đã già cỗi cho năng suất thấp, khiến cho thu nhập của người dân ngày càng giảm.
Trước tình hình thời tiết không thuận lợi kèm theo năm nhuận nên chu kỳ cho trái của một số loại trái cây phục vụ Tết Ất Mùi tại các nhà vườn ở ĐBSCL bị “đảo lộn”, dẫn đến năng suất và chất lượng bị ảnh hưởng, nguy cơ khan hiếm hàng để bán tết là rất cao.
Heo rừng là loài động vật hoang dã nên sức đề kháng tốt, thức ăn dễ tìm; quy trình nuôi, cách chăm sóc cũng không quá khó nên mô hình này ngày càng được nhân rộng ở nhiều địa phương.
Nhà bà Ngoan vừa làm đại lý thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (TACN) và nuôi 30 lợn lái, 100 lợn thịt, với lợi nhuận mỗi năm 200 triệu đồng. “Hàng ngày, các hộ chăn nuôi trong thôn, trong xã thường phải đi mua TACN, thuốc thú y nên tiện thể tới luôn nhà tôi để trao đổi thông tin và kinh nghiệm làm ăn. Sau hơn 10 năm chăn nuôi, vợ chồng tôi cũng có nhiều kinh nghiệm để trao đổi với bà con” - bà Ngoan cho biết.