Nhật Bản đồng ý cắt giảm thuế nhập khẩu thịt lợn và thịt bò
Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận trong việc cắt giảm biểu thuế quan đối với mặt hàng thịt lợn, thịt bò và một số mặt hàng khác trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác chiến lược Thái Bình Dương (TPP).
Được biết hai mặt hàng này nằm trong số năm loại sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Nhật Bản được đưa ra thảo luận tại TPP.
Theo đó, một khi TPP chính thức có hiệu lực thì mức thuế 4,3% đánh trên mặt hàng thịt lợn cao cấp sẽ được điều chỉnh giảm dần trong 10 năm.
Còn đối với mặt hàng thịt lợn giá bình dân thì biểu thuế sẽ được cắt giảm xuống còn 50 yen/kg thay vì mức 482 yen/kg như hiện nay.
Về mặt hàng thịt bò nhập khẩu, Nhật Bản có khả năng sẽ cắt giảm mức thuế từ mức 38,5% xuống còn 27,5%. Dự kiến trong vòng 15 năm tới mức thuế này có thể được hạ thấp xuống khoảng mức 9%.
Tuy nhiên Nhật Bản vẫn còn một số mặt hàng chưa được phê chuẩn giảm thuế. Mức thuế đánh lên lúa mì nhập khẩu có vẻ sẽ không có gì thay đổi, mặc dù mức thuế đánh lên giá bán sỉ lúa mì sẽ được giảm 45%.
Mức thuế đánh vào thịt gia cầm, vốn đang dao động trong khoảng 8,5-11,9% như hiện nay, sẽ được điều chỉnh giảm dần. Thuế nhập khẩu mặt hàng rượu hiện tại đang ở mức 15% hay 125 yen/lít sẽ được xóa bỏ dần theo lộ trình 7 năm.
Ngoài ra một thỏa thuận về nhập khẩu gạo từ Mỹ vẫn đang còn phải chờ những kết luận cuối cùng của vòng đàm phán. Ban đầu, Nhật Bản đã đề xuất một hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế cho 50.000 tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên mức quota này sẽ được tăng thêm 2.000 tấn/ mỗi năm kể từ năm thứ 4 trở đi cho đến khi đạt được mức 70.000 tấn/năm.
Một nhà tham gia vòng đàm phán cho biết Nhật Bản và Mỹ sẽ tham gia vào cuộc đàm phán thuế quan song phương giữa hai bên để chốt lại toàn bộ các điều khoản trong thỏa thuận.
Related news
Trước đây, nông dân thu hoạch lúa phải thuê nhân công cắt tay, gom - tuốt lúa và phải chuẩn bị phương tiện vận chuyển đường thủy mang về nhà. Lại phải phơi khô lúa rồi đón ghe bán. Thời nay, đã có máy gặt đập liên hợp, thương lái đến tận đồng thu mua lúa tươi. Vì vậy, thu hoạch xong, nông dân chỉ việc chờ cân lúa và… đếm tiền.
Hiện nay, các địa phương trong tỉnh Thái Nguyên đang triển khai trồng mới, trồng lại chè. Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh sẽ trồng mới, trồng lại 1.600 ha chè, trong đó 1.500 ha được hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tư của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); 100 ha được tỉnh hỗ trợ kinh phí.
Vụ hè thu này toàn tỉnh Trà Vinh có gần 800 ha trồng khoai lang tím nhật, tập trung chủ yếu ở Duyên Hải, Cầu Ngang và huyện Trà Cú, đến nay thu hoạch được gần 80% diện tích, số còn lại đã quá ngày thu hoạch nhưng vẫn không tìm được người mua.
Mô hình được thực hiện với diện tích 1ha trên chân đất vàn, tầng canh tác dày tại xã Tây Ninh, huyện Tiền Hải. Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình chịu tránh nhiệm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật đến nông dân, với hình thức gieo mạ non trên nền đất cứng.
Thời gian qua, nhiều hộ dân trên tuyến bờ bao thuộc ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tận dụng diện tích bờ bao lâm phần để trồng khoai môn. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện bà con đang bước vào vụ thu hoạch, trúng mùa nên ai nấy đều phấn khởi.