Nhật Bản cấp phép nhập khẩu xoài tươi Việt Nam

Cụ thể, giống xoài trồng tại huyện Xuân Lộc, Đồng Nai được các doanh nghiệp Nhật Bản lựa chọn và được cơ quan chức năng Nhật Bản đồng ý cấp phép nhập khẩu.
Việc trái xoài được phép xuất khẩu sang Nhật Bản có thể xem là một kỳ tích, bởi trong suốt một thời gian dài, mới chỉ có thanh long ruột trắng được xuất khẩu sang thị trường này.
Hơn thế, đây chính là thị trường xuất khẩu hoa quả lớn thứ 2 của Việt Nam, với thị phần khoảng 8% chỉ sau Trung Quốc. Tiếp sau trái xoài, dự kiến sẽ có thêm thanh long ruột đỏ được phép xuất sang thị trường Nhật Bản.
Có thể bạn quan tâm

Trong những ngày này, giá cà phê vẫn chưa lên như mong mỏi của người còn trữ hàng. Xuất khẩu niên vụ này sẽ không đạt chỉ tiêu. Cà phê chất lượng càng tốt càng “ế”. Đó là những trục trặc trong cách kinh doanh cà phê hiện nay cần được xem lại.

“Để giải quyết khó khăn và thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo, chúng ta nên thí điểm lập sàn giao dịch cho mặt hàng này”, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đề xuất như vậy tại phiên thảo luận về “Giải pháp nâng cao giá trị và thúc đẩy tiêu thụ nông sản”.

Cho dù vẫn còn rất thiếu những thông tin đáng tin cậy nhưng vẫn có thể khẳng định rằng, thị trường mắc ca thế giới hiện vẫn còn rất nhỏ, từ sản lượng đến quy mô xuất nhập khẩu và có nhiều rủi ro về giá.

Những năm qua, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng cao, vùng sâu vùng xa, việc chuyển giao tiến bộ KHKT giúp đồng bào các dân tộc ở đây từng bước làm quen với kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tiên tiến được huyện Vân Canh đặc biệt quan tâm.

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…