Tạo Điều Kiện Cho Gà Đồi Yên Thế Tiêu Thụ Thuận Lợi

Những ngày qua, một số báo đăng tin: Sản lượng gà đồi Yên Thế tiêu thụ tại Hà Nội sụt giảm mạnh do giá cao, tranh chấp về nhãn hiệu và gặp khó khăn trong cấp giấy kiểm dịch vận chuyển. Trước thông tin này, ông Đào Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết: “Lượng gà tiêu thụ giảm là do quy luật thị trường.
Thông thường, vào mùa nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ tất cả các loại thực phẩm đều giảm mạnh chứ không riêng thịt gà tiêu thụ tại Hà Nội. Hiện nay, để đẩy mạnh việc tiêu thụ gà Yên Thế vào thị trường Hà Nội theo chương trình phối hợp, Sở Công thương Bắc Giang đang xây dựng dự án tiêu thụ gà theo mô hình: Tiêu thụ gà lông và gà chế biến”.
Liên quan đến thông tin tranh chấp nhãn hiệu, ông Lưu Xuân Vượng, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế bày tỏ: “Quan điểm của huyện là khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tiêu thụ gà Yên Thế. UBND huyện sẽ cấp nhãn hiệu cho tất cả các công ty tiêu thụ gà, không hạn chế về số lượng, tuy nhiên doanh nghiệp đó cần bảo đảm các điều kiện như: Có giấy phép kinh doanh gia cầm, có địa điểm kinh doanh và có đơn đề nghị cấp nhãn hiệu. Riêng Công ty TNHH Phát triển Thành Đồng 2 - Hà Nội từ trước đến nay chưa gửi đơn đề nghị cấp nhãn hiệu tiêu thụ gà đồi Yên Thế đến UBND huyện”.
Theo lãnh đạo Chi cục Thú y, việc cấp giấy kiểm dịch vận chuyển gia cầm không gặp khó khăn. Từ nhiều tháng qua, Chi cục đã cử ba cán bộ phối hợp với Trạm Thú y huyện Yên Thế cấp giấy kiểm dịch vận chuyển gia cầm ra ngoài tỉnh cho các chủ hàng. Khi các chủ hàng có thông báo cần kiểm dịch, đội kiểm dịch của Chi cục Thú y thường trực tại Yên Thế sẽ kiểm tra gà, theo dõi dịch bệnh, nếu đủ điều kiện sẽ cấp ngay.
Có thể bạn quan tâm

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.

Từ nay đến tháng 2-2015, Vinamilk sẽ nhập thêm 3.000 con bò sữa và đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại công nghệ cao tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa, dự kiến với tổng số 9 trang trại sẽ đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong nước.

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Theo ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, mô hình nuôi sò huyết xen tôm trên địa bàn huyện đang phát triển khá mạnh với 169 ha. Năng suất sò bình quân 6 tấn/ha, lợi nhuận trên 100 triệu đồng/ha.