Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhập siêu hàng hóa hiện nay không đáng lo ngại

Nhập siêu hàng hóa hiện nay không đáng lo ngại
Ngày đăng: 23/10/2015

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt mức 244,46 tỷ USD, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2014.

Trong đó, xuất khẩu đạt 120,22 tỷ USD, tăng 9,2%; nhập khẩu đạt 124,25 tỷ USD, tăng 15,6%.

Cán cân thương mại cả nước trong 9 tháng đầu năm thâm hụt khoảng 4,03 tỷ USD.

Xem xét diễn biến xuất nhập khẩu hàng hóa trong 3 quý đầu năm 2015 cho thấy, cán cân thương mại trong quý III có mức thâm hụt khoảng 700 triệu USD.

Đây là quý thứ tư liên tiếp Việt Nam thâm hụt thương mại sau giai đoạn thặng dư 5 quý liền từ 2013 -  2014. Tuy nhiên, mức thâm hụt thương mại 700 triệu USD trong quý 3-2015 cũng lại là mức thâm hụt thấp nhất và đang có xu hướng giảm dần trong 3 quý trở lại đây (quý 1 là 2,7 tỷ USD, quý 2 là 1,2 tỷ USD).

Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR), sự thay đổi về cán cân thương mại nêu trên một phần do tỷ giá thực trong thời gian qua cao đã không hỗ trợ tốt cho xuất khẩu cũng như khuyến khích tiêu dùng.

Điều này cũng có thể sẽ vẫn tác động chưa tích cực tới cán cân thương mại trong quý 4 do nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán tiếp tục gia tăng.

Trung Quốc đến nay vẫn là đối tác nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam chiếm 32,4% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Nhập siêu từ Trung Quốc 9 tháng đầu năm 2015 ở mức 24,3 tỷ USD, tăng khoảng 21,3% so với cùng kỳ 2014. 

Đã có những ý kiến lo ngại nhập siêu từ Trung Quốc ngày càng tăng có thể sẽ khiến nền kinh tế tăng phụ thuộc vào thị trường này. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với Trung Quốc, về lâu dài Chính phủ đã và đang nỗ lực trao đổi cùng với phía Trung Quốc tìm các giải pháp tăng cường trao đổi thương mại theo hướng giảm dần nhập siêu về phía Việt Nam.

Còn trong ngắn hạn, theo VEPR thì nhập siêu hiện nay phần lớn từ việc nhập nguyên phụ liệu đầu vào và thiết bị máy móc phục vụ sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nên không đáng lo ngại. Vấn đề đáng lưu ý trước mắt là cần có giải pháp làm giảm sức ép từ cán cân thương mại bị thâm hụt cùng với cán cân vốn (tuy được cho là sẽ cải thiện hơn trong quý 4 nhờ kiều hối….

cải thiện) có thể tạo áp lực lên cán cân tổng thể của nền kinh tế trong cả năm 2015.

Ngoài ra, theo VEPR, tình hình tiêu dùng hàng hóa đã có sự cải thiện mạnh mẽ, chỉ số bán lẻ sau khi loại trừ yếu tố giá tăng 9 tháng đầu năm đã tăng khoảng 9,7% so với cùng kỳ 2014, cao hơn nhiều mức tăng 6,2% và 5,4% của hai năm liền trước.

Đây là yếu tố quan trọng kích thích đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cần có những giải pháp kịp thời để thúc đẩy, đặc biệt là thúc đẩy đầu tư từ khu vực tư nhân bởi khu vực này đang có chiều hướng giảm tăng tốc đầu tư...


Có thể bạn quan tâm

Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm Thị Xã Tân Châu (An Giang) Quan Tâm Phát Triển Mô Hình Nuôi Lươn Thương Phẩm

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.

06/02/2015
Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu Thú Y Thủy Sản Thiếu Và Yếu

Thủy sản trở thành ngành hàng quan trọng trong việc mang về ngoại tệ cho đất nước với gần 8 tỷ USD năm 2014, trong đó riêng con tôm nước lợ đã chiếm 50% tổng kim ngạch với 4 tỷ USD giá trị xuất khẩu, kế đến là cá tra, dù chưa hết khó khăn nhưng vẫn giữ vị trí số 2 với 1,8 tỷ USD. Hai mặt hàng này vẫn là thế mạnh của thủy sản Việt.

06/02/2015
Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi Cà Mau Thu Hoạch Cá Bổi

Năm 2014, huyện Trần Văn Thời có gần 200 ha ao, đầm nuôi cá bổi, ước tổng sản lượng hơn 4.000 tấn. Mặc dù thời gian gần đây diện tích nuôi cá bổi thương phẩm ở huyện Trần Văn Thời ngày một tăng lên, nhưng do năm nay giá cá bổi giảm mạnh nên người dân có lãi rất thấp.

06/02/2015
Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra Bà Rịa Vũng Tàu Đánh Bắt Ghẹ, Ốc Hương Bằng Rập Đang Ăn Nên Làm Ra

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Trước đây chỉ có vài chục chiếc, nay đã phát triển mạnh với hàng trăm chiếc tàu, ghe đánh bắt ghẹ, ốc bằng rập.

06/02/2015
Triển Vọng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh Triển Vọng Mô Hình Nuôi Tôm Càng Xanh

Vụ ấy, sau khi trừ chi phí ông Toàn còn lãi hơn 20 triệu đồng. Thành công bước đầu ấy là tiền đề để ông mạnh dạn thả tôm càng xanh vào những vụ tiếp theo với diện tích và số con giống gấp đôi. Như vụ 2014, ông thả 6.000 tôm càng xanh giống trên đồng lúa 2ha vừa lời gần 40 triệu đồng.

06/02/2015