Giải Bài Toán Nông Nghiệp
Phát biểu tại Hội trường QH, ĐB Trần Du Lịch không đặt câu hỏi chất vấn mà chỉ đưa ra những ý kiến nhằm hiến kế giúp Chính phủ giải bài toán của ngành nông nghiệp…
Bán khách sạn quốc doanh để lo dịch vụ nghề cá
Phát biểu tại Hội trường QH, ĐB Trần Du Lịch không đặt câu hỏi chất vấn mà chỉ đưa ra những ý kiến nhằm hiến kế giúp Chính phủ giải bài toán của ngành nông nghiệp…
Ông Lịch cho rằng, để giải bài toán cho ngành nông nghiệp không chỉ đặt trách nhiệm riêng cho Bộ NN-PTNT mà cần phải xem xét tính phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành…
Theo ông Lịch, giải quyết bài toán về phát triển trong kinh tế thị trường ta gọi là nhiệm vụ kinh tế vĩ mô, gồm ba việc: Sản xuất cái gì? Sản xuất bằng cách nào? Sản xuất cho ai? nhưng sản xuất bằng cách nào với giá thành rẻ nhất có thể cạnh tranh được thì không giải được, sản xuất ra tức là bán cho đâu cũng không giải được.
Phân tích sâu hơn về một sản phẩm nông nghiệp là cây ngô, Bộ NN-PTNT chỉ đạo làm 200.000ha ngô ở đồng bằng sông Cửu Long nhưng chúng ta vẫn phải nhập khẩu ngô vì giá ngô SX trong nước vẫn đắt hơn ngô nhập khẩu. Giá thành cao vì phương thức sản xuất không phù hợp nên không thể đưa được khoa học công nghệ vào, không đưa được tín dụng vào…
Ví dụ trong nông nghiệp lâu nay vẫn quan niệm nông nghiệp là lĩnh vực mà người sản xuất chịu hai loại rủi ro, rủi ro về tự nhiên và rủi ro về thị trường. Rủi ro về thị trường tức là giá cả và hối đoái.
Ở các nước, về rủi ro tự nhiên, người ta giúp nông dân bảo hiểm rủi ro thiên tai, bão lụt. Còn rủi ro thị trường tức là có cơ chế để chuyển rủi ro đó từ người sản xuất sang người kinh doanh, tức là các thị trường tương lai, nhưng vấn đề đó lại không phải của Bộ NN-PTNT.
Tương tự, đối với ngư nghiệp, nếu chúng ta tiếp tục để ngư dân đánh bắt khai thác kiểu hiện nay thì không thể mà cạnh tranh được.
“Bộ NN-PTNT đã quy hoạch 5 trung tâm hậu cần nghề cá để làm nhiệm vụ tổng hợp trong đó có hướng dẫn, đào tạo cả ngư dân giải quyết nhiều vấn đề. Nhưng chúng ta bảo không có tiền. Tôi đề nghị chúng ta có thể bán khách sạn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để làm trung tâm hậu cần nghề cá, đâu cần đi vay tiền”. Điều ông Lịch muốn nhấn mạnh là các bộ, ngành cần phải nhìn nhận vấn đề chung, không nên giải quyết riêng rẽ theo từng vấn đề.
Cần một Nghị quyết chuyên đề nông nghiệp
Khẳng định quyết tâm chính trị rất cao của Đảng để đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trong các chương trình cụ thể như Chương trình NTM mà hiện đã trở thành phong trào lan rộng và góp phần nâng cao đời sống của nông dân ở nhiều nơi, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, để tiếp tục cố gắng triển khai thực hiện tốt hơn, vừa qua Bộ trưởng đã có suy nghĩ và đề xuất với Quốc hội ban hành Luật về nông nghiệp.
Nhưng vì Quốc hội đã ban hành rất nhiều luật như: Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật, tới đây sẽ xem xét Luật Thú y, Luật Thủy lợi, Luật Lâm nghiệp nên cần phải xem xét phạm vi của luật này như thế nào cần phải làm rõ hơn để tránh chồng chéo.
Vậy nên để tăng cường tính thống nhất trong các chương trình, hoạt động đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Bộ trưởng Cao Đức Phát đề xuất QH xem xét và xây dựng hẳn một Nghị quyết chuyên đề về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát tin rằng, đây là Nghị quyết hết sức quan trọng để cho chúng ta tiếp tục cố gắng triển khai thực hiện tốt cho dù có ban hành luật hay không.
Nguồn bài viết: http://nongnghiep.vn/giai-bai-toan-nong-nghiep-post134743.html
Có thể bạn quan tâm
Ngày 7.5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai phối hợp UBND tỉnh tổ chức diễn đàn “Khuyến nông và Nông nghiệp lần 1/2012”. Tại đây, nhiều nhà khoa học khuyến khích nên áp dụng giải pháp chăn nuôi bằng thảo dược.
Là loại cây dễ trồng, rủi ro thấp, hiệu quả kinh tế cao, cây táo được nông dân ở Ninh Thuận chọn trồng rộng khắp, thay thế cho nhiều loại cây trồng kém hiệu quả trước đây. Với diện tích trồng gần 1.000 ha, cây táo đang dần trở thành cây trồng chủ lực ở nhiều địa phương của tỉnh Ninh Thuận. Cùng với sự hỗ trợ của Dự án cạnh tranh nông nghiệp, sự chung tay liên minh sản xuất, đến nay nghề trồng táo ở Ninh Thuận đã phát triển theo hướng bền vững, nhiều hộ thành triệu phú nhờ trồng táo.
Ông Phạm Phó, ở thôn Quảng Thành 2, xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), rời quê hương Mộ Đức, Quảng Ngãi vào sinh sống ở Châu Đức từ năm 1959. Năm nay, ông Phó đã 82 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và say mê lao động. Ngoài việc trồng tiêu và các loại cây trái trong vườn, gần đây ông Phó còn thử nghiệm thành công mô hình nuôi nhím.
Nhờ mạnh dạn liên kết làm ăn theo mô hình Câu lạc bộ (CLB) mà thời gian qua, nông dân thôn An Tỉnh, xã Đức Thắng (Mộ Đức, Quảng Ngãi) không chỉ "né" được những rủi ro, nâng cao chỉ số lợi nhuận mà còn tạo sức lan tỏa trong phong trào phát triển chăn nuôi ở địa phương.
Thái Lan và Việt Nam hiện chiếm khoảng một nửa trong tổng số 35 triệu tấn gạo được buôn bán trên thế giới trong năm 2011, nhưng nhìn chung xuất khẩu gạo của hai nước này có phần giảm sút do Ấn Độ đang nắm giữ một thị phần ngày một ngày lớn trên thị trường gạo thế giới.