Bình Thuận Nuôi Tôm Nước Lợ Và Những Tín Hiệu Đáng Mừng
Năm 2014, toàn tỉnh Bình Thuận có tổng diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ là 852,5ha. Do nhiều hộ đã thả nuôi 2 vụ nên diện tích thả giống trong năm là 1.300 ha (chưa kể 210,95 ha đã thả giống năm 2013 chuyển sang thu hoạch năm 2014), chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng (tôm sú chỉ 2,5 ha).
Diện tích thu hoạch trong năm là 1.280 ha, với sản lượng khoảng 11.500 tấn (năng suất bình quân 9 tấn/ha), đạt 123,7% kế hoạch năm.
Hiện nay, toàn tỉnh có 151 cơ sở sản xuất tôm giống với 668 trại, chủ yếu sản xuất giống tôm thẻ chân trắng và tôm sú. Năm 2014, toàn tỉnh đã sản xuất 25 tỷ con tôm giống, đạt 250% kế hoạch năm và tăng 22,5% so với năm 2013. Trong đó sản lượng giống tôm sú là 1,8 tỷ con, tôm thẻ chân trắng là 23,2 tỷ con.
Thực hiện chương trình giám sát môi trường và phòng trừ dịch bệnh thủy sản, Chi cục Thủy sản đã tiến hành thu 9 đợt gồm 63 mẫu tôm giống, tôm thịt và mẫu nước biển để phân tích các chỉ tiêu về môi trường và dịch bệnh. Kết quả được gởi đến UBND các xã, Phòng NN &PTNT các huyện vùng biển có nuôi tôm và bà con nuôi tôm, để giúp người nuôi kịp thời điều chỉnh các chỉ tiêu về môi trường và có biện pháp phòng bệnh. Ngoài ra, khi các vùng nuôi có hiện tượng tôm chết, chi cục đều tăng cường công tác giám sát, thu mẫu xét nghiệm nhằm giúp các hộ nuôi xác định nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nhìn chung, trong năm 2014, tình hình sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh khá thuận lợi, chất lượng tôm giống giữ vững uy tín. Tuy nhiên diện tích nuôi tôm ven biển ngày càng bị thu hẹp do hoạt động phát triển du lịch và xây dựng khu dân cư; ngoài ra tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi xuất hiện ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nhiều hộ, các vùng nuôi tôm chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng.
Theo ông Huỳnh Quang Huy, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản vừa đi dự hội nghị tổng kết về nuôi tôm nước lợ năm 2014 do Bộ Nông nghiệp & PTNT tổ chức ở Bến Tre trao đổi với chúng tôi: “Phải nói là quá mừng vì kết quả đạt được. Theo Tổng cục Thủy sản, nuôi tôm nước lợ trong thời gian qua đã có những bước nhảy vọt, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu chung của ngành trong đó có Bình Thuận.
Mặc dù còn nhiều khó khăn về thời tiết, môi trường nuôi, dịch bệnh nhưng diện tích và sản lượng nuôi tôm nước lợ các tháng đầu năm đều tăng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Thời gian tới tiếp tục chú trọng chỉ đạo phòng chống dịch bệnh để bà con nuôi đạt hiệu quả cao hơn…”.
Nguồn bài viết: http://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/51_38764/Binh-Thuan-Nuoi-tom-nuoc-lo-va-nhung-tin-hieu-dang-mung.htm
Có thể bạn quan tâm
Sau thời gian triển khai công tác chống dịch chổi rồng trên nhãn, đến nay có 19.130 ha nhãn ở 7 tỉnh, thành gồm: Tiền Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang, hồi phục phát triển trở lại sau cắt tỉa và phun thuốc, đạt tỷ lệ 81,4%.
Từ đầu năm 2013 đến nay, TP.Đông Hà đã phát động nhân dân sống tại 13 tuyến đường trung tâm thành phố tổ chức trồng được 927 cây lộc vừng.
Ốc càng xanh là loại ốc được nuôi để làm thức ăn cho tôm sú. Giống ốc này rất dễ nuôi, chỉ cần cung cấp đủ nước, thức ăn và hầu như không bị dịch bệnh. Một điều đặc biệt ở loại ốc này đó là muốn nuôi thì nhất thiết phải đổ vỏ của loại ốc khác xuống hồ để ốc càng xanh rời vỏ sang “ở nhờ”.
Cơ quan chức năng đã kiểm tra nguồn gốc một số loại cá bày bán tại các chợ đầu mối trên địa bàn TP. Hà Nội nhưng tiểu thương không đưa ra được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của các loại cá, trong đó có cá tầm.
Ngày 8/7, ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, Cục vừa lấy mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm đối với mướp đắng, rau ngót tiêu thụ tại 7 chợ đầu mối trên địa bàn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.