Nhập khẩu điều thô tăng mạnh

Theo Vinacas, khác với những năm trước khi doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu điều thô từ châu Phi, năm nay do nguồn cung điều thô từ khu vực này hạn chế nên nhiều doanh nghiệp chuyển hướng sang nhập khẩu điều thô từ các nước trong khu vực ASEAN,
Báo cáo của Vinacas cho rằng năm nay có những cá nhân trong vai trò môi giới thương mại sang châu Phi để tìm kiếm nguồn cung, phần nào gây ra những biến động về thị trường.
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan do mùa vụ, thời tiết, khí hậu,.. việc những cá nhân này tranh mua điều ở châu Phi ít nhiều gây ra những xáo trộn thị trường thời gian qua, theo báo cáo của Vinacas đưa ra ngày 11/5.
Vì thế, các doanh nghiệp chuyển sang nhập khẩu điều thô từ hai quốc gia trong khu vực ASEAN là Indonesia và Campuchia. Trong đó, số lượng điều thô nhập từ Campuchia là hơn 71.000 tấn. Theo báo cáo của Vinacas, do lượng điều nhập khẩu từ Campuchia với số lượng lớn nên trong 4 tháng đầu năm nay, lượng điều thô nhập khẩu của Việt Nam là 231.350 tấn với giá trị là 310 triệu đô la Mỹ, tăng gần 223% về lượng và hơn 277% về giá trị so với cùng kỳ.
Giải thích vì sao năm nay, lượng điều thô nhập khẩu tăng mạnh, phía Vinacas cho biết, ngoài việc doanh nghiệp nhập khẩu điều với số lượng lớn từ Campuchia, một nguyên nhân khác là những đơn hàng phải giao trong các tháng cuối năm 2014 bị hoãn lại, do đó, số lượng này chuyển sang đầu năm 2015.
Năm ngoái, lượng điều nhập khẩu cả năm của nước ta là 579.000 tấn trị giá 656 triệu đô la Mỹ, giảm gần 10% về lượng nhưng lại tăng 9% về giá trị so với 2013.
Có thể bạn quan tâm

Anh Ma Khánh Tuyên, Chủ tịch UBND xã Thượng Nung chia sẻ: Con đường này đã được mở rộng và dễ đi hơn rất nhiều so với trước. Bây giờ có thể đi xe máy, xe đạp vào bản chức không như những năm 2003, 2004, 2005, muốn vào đây phải đi bộ men theo con đường mòn lởm chởm đá dài tới 5km, mất cả mấy tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Hiện giá bán lẻ mật ong rừng lên tới 600.000đ/lít, còn bỏ mối cho các điểm mua số lượng lớn giá dao động trên dưới 400.000đ/lít. Ngoài ra, nhộng, sáp ong cũng có giá 300.000đ/kg. Theo ông Sơn, mỗi chuyến đi từ 2 đến 3 ngày sẽ thu được từ 5 đến 10 kg tảng ong thô, vắt bán hết mật, sáp cũng mang lại thu nhập vài triệu đồng mỗi chuyến.

Năm nay gia đình ông đã đầu tư vào vườn cà phê khoảng 20 triệu đồng/ha cho phân bón, thuốc trừ sâu, điện… chưa kể công chăm sóc và công thu hoạch. Hiện tại, giá cà phê ở mức 38 ngàn – 40 ngàn đồng/kg cà phê nhân, 6 ngàn – 8 ngàn đồng/kg cà phê tươi, nên vườn cà phê của ông có thể cho thu về khoảng 40 triệu đồng.

Năm 2014, Trung tâm được giao 2 chương trình tham gia Hội chợ Foodex Nhật Bản (tháng 3) cho 14 DN và Hội chợ SIAL Pháp (tháng 10) cho 16 DN. Hầu hết các DN tham gia gian hàng tại các chương trình trên đều đánh giá cao công tác tổ chức tương đối chuyên nghiệp của Trung tâm.

Với quy mô trên 400 gian hàng, hội chợ có sự góp mặt của hơn 200 DN, cơ sở SX và các tổ chức trong và ngoài nước tham dự, trong đó có DN Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Phi và các tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nước đến từ các Sở, Viện, Trung tâm nghiên cứu, Trung tâm XTTM, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh; các hiệp hội, trang trại, HTX…