Dưa Chuột Giảm Giá
Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg.
Thời điểm hiện nay, người trồng dưa chuột trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang bước vào chính vụ thu hoạch.
Tuy nhiên, hiện giá dưa chuột giảm xuống một nửa so với đầu vụ. Ở Lạng Sơn, cây dưa chuột được trồng chủ yếu ở các huyện Cao Lộc, Lộc Bình, Văn Quan, Bắc Sơn, Văn Lãng, Hữu Lũng với diện tích khoảng 50 ha.
Dưa chuột là loại cây trồng rất đơn giản, ít bệnh tật và ưa khí hậu ấm áp, chất đất phù sa hoặc cát pha. Thời gian sinh trưởng của cây ngắn, sau khi trồng khoảng 40 ngày sẽ cho thu hoạch.
Vốn chi phí đầu tư thấp, hiệu quả thu lại cao. Mỗi năm, dưa chuột có thể trồng được 3 – 4 vụ. Trung bình trồng 1 sào (360m2) cho thu hoạch từ 1,3 – 1,5 tấn quả.
Đầu vụ, dưa chuột được bán với giá từ 7.000 – 8.000 đ/kg khiến người dân rất vui mừng. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay giá giảm xuống một nửa chỉ còn từ 3.000 – 4.000 đ/kg, với mức giá này sau khi trừ chi phí người dân chỉ còn lãi từ 2,5 – 3,5 triệu đ/sào/vụ.
Theo những người trồng dưa chuột ở Lạng Sơn, nguyên nhân khiến giá dưa chuột giảm mạnh như hiện nay là do những năm trước giá dưa chuột luôn bán được giá cao, ổn định nên người dân ồ ạt mở rộng diện tích. Ngoài ra, do hiện nay đang là thời điểm chính vụ nên mỗi ngày có hàng trăm tấn quả dưa chuột bán ra thị trường làm cung vượt cầu.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2009, tỉnh Vĩnh Phúc triển khai thí điểm 11 khu chăn nuôi tập trung (CNTT) và năm 2010, bổ sung 26 khu tại các huyện Tam Dương, Vĩnh Tường, Lập Thạch... Thế nhưng, đến nay toàn tỉnh chỉ còn 4 khu hoạt động, song cũng rất èo uột, gây lãng phí đất đai, tiền của.
Nói đến ông Lê Văn Tường ở xã Hòa Hiệp, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ai cũng biết đến vì ông là một trong ít người theo đuổi mô hình trồng nhãn xuồng cơm vàng thành công.
Hơn 1 tháng nay, hàng chục hộ dân ở xã Mỹ An, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp), sau khi cho ếch ăn bằng thức ăn công nghiệp làm ếch nhảy rộ đàn và chết hàng loạt. Đến nay, Công ty thức ăn vẫn chưa có động thái gì đối với các hộ dân trong việc hỗ trợ thiệt hại, khiến nhiều hộ dân rơi vào tình cảnh khó khăn.
Hiện lượng chồn nhung đen này không tiêu thụ được do người hứa sẽ bao tiêu sản phẩm đã “cao chạy xa bay”, khiến người nuôi thiệt hại nặng nề
Tại Đồng Tháp, sản phẩm nấm chủ lực là nấm rơm. Nhiều năm qua, nấm rơm đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng, giúp nông dân tăng thu nhập. Với nhu cầu hiện tại của thị trường đối với các sản phẩm nấm mới (nấm bào ngư, nấm linh chi), hiện nhiều nông dân tiến tới trồng thử nghiệm các chủng loại này, bước đầu mang lại kết quả khả quan.