Hải Phòng Tập Huấn Kỹ Thuật Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Theo Hướng VietGAP

Từ ngày 12 - 16/5/2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng VietGAP” nhằm cung cấp kỹ năng, kiến thức cho khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông về quy phạm VietGAP trong nuôi tôm thẻ chân trắng.
Trực tiếp tham gia giảng dạy khóa học TS. Hà Thanh Tùng - Giảng viên đến từ Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm, Kiểm định nuôi trồng thủy sản - Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Tham dự tập huấn có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư viên và cộng tác viên khuyến nông cơ sở.
Phát biểu tại lễ khai giảng đồng chí Lê Trung Kiên, Phó GĐ Trung tâm KNKN Hải Phòng nhấn mạnh vai trò và sự cần thiết của việc áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, đồng thời cũng mong muốn sau khóa học tất cả các học viên sẽ được trang bị những kiến thức và nâng cao kỹ năng giảng dạy để truyền đạt, thực hiện tập huấn lại cho nông dân, ngư dân làm nghề nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Nội dung của lớp tập huấn cung cấp cho học viên quy phạm thực hành sản xuất tốt được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí cơ bản: Đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường, an toàn xã hội và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm.
Các học viên cũng sẽ được trang bị kiến thức về VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, chuẩn bị cải tạo đầm nuôi, lựa chọn con giống thả nuôi, phòng trị bệnh và giới thiệu một số tiến bộ kỹ thuật mới về thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi trồng thủy sản của Công ty cổ phần phát triển Vicato...
Có thể bạn quan tâm

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt đề tài “Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh tại các huyện Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 5 tỷ đồng (trong đó ngân sách là 2.437.730.000 đồng, vốn đối ứng của dân là 2.562.270.000 đồng) từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ; thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 8/2015 đến tháng 8/2017).

Sau khi thu hoạch tôm vụ 1, người nuôi tôm Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiến hành xử lý, cải tạo ao đầm, nạo vét kênh mương, vệ sinh môi trường vùng nuôi đúng quy trình kỹ thuật để tiếp tục thả giống vụ 2.

Từ lâu, nghề nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, nhiều hộ gia đình đã giàu lên nhờ nuôi tôm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây cứ đến thời điểm gần thu hoạch, tôm nuôi ở xã Hải Lạng lại chết do dịch bệnh. Thực trạng này đã gây thiệt hại không nhỏ cho các hộ nuôi trồng thuỷ hải sản, đòi hỏi Hải Lạng cần có hướng đi phù hợp để nghề nuôi trồng thuỷ hải sản phát triển bền vững.

Trong những năm qua, nuôi thủy sản ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai đã có bước chuyển biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Số lượng doanh nghiệp thủy sản Việt Nam được Nga công nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này hiện mới dừng lại ở con số 30 doanh nghiệp