Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Bầu Cho... Heo Ăn

Trồng Bầu Cho... Heo Ăn
Ngày đăng: 15/05/2014

Có lẽ chưa năm nào người dân thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, huyện Hoài Ân (Bình Định) trồng rau lại lâm cảnh khốn khó như lúc này.

Bởi rau củ rớt giá thảm hại: Quả bầu chỉ 1.000 đ/kg, các loại rau khác cũng rẻ như cho, đã vậy chẳng mấy ai mua, bà con chỉ còn biết cho heo bò ăn.

Trở về thôn Linh Chiểu, xã Ân Phong, một vùng rau lớn có tiếng ở huyện Hoài Ân. Tuy có cơn mưa lớn đầu mùa vừa đi qua làm cho vùng rau xanh hơn, nhưng ánh mắt của bà con nơi đây đượm buồn vì rau không có ai mua.

Thôn Linh Chiểu có 331 hộ với 1.118 nhân khẩu thì đã có hơn 50% số hộ trồng rau trên diện tích khoảng 57 ha. Nhờ việc chuyển đổi diện tích trồng lúa chân cao, thiếu nước tưới, kém hiệu quả sang trồng rau màu các loại đã giúp cho bà con có cuộc sống ổn định hơn. Đến nay trong thôn chỉ còn 16 hộ nghèo chiếm 5% số hộ toàn thôn.

Vụ rau năm nay, bà con hồ hởi xuống giống như mọi lần gồm: Bầu bí, dưa, khổ qua… Qua thời gian dày công chăm sóc, các loại rau màu đã đến kỳ thu hoạch thì giá lại rớt thảm hại, đơn cử như: Quả bầu 1.000 đ/kg (nếu quá lớn thì không ai mua). Các loại rau khác cũng rẻ như cho, song cũng chẳng thấy ai đến mua.

Theo lời giới thiệu, tôi đến thăm gia đình chị Trần Thị Qua, một hộ trồng rau trong thôn, chị cho biết: Như mọi năm, 1 sào rau sau 2 tháng gia đình chị đầu tư chăm sóc, thu về 6-8 triệu đ, thì nay chỉ có 1 triệu đ. Nếu trừ chi phí thì xem như lỗ trắng tay. Giờ đây không có ai mua nên chị tận dụng cho heo ăn để đỡ tốn cám.

Đến nhà anh Bùi Văn Ánh, phó thôn Linh Chiểu cũng là một hộ trồng rau. Năm nay gia đình anh trồng 1 sào khổ qua (mướp đắng), đến nay đã qua 5 lần thu hoạch chỉ bán được 80 ngàn đ. Nhiều hộ vì tiếc của chở ra chợ Mộc Bài ngồi bán lẻ từng ký một. Có người ra chợ ngồi cả buổi không bán được, đem toàn bộ số rau đổi lấy 10 cái bánh đem về cho con.

Trong nhiều lần tiếp xúc các vị đại biểu HĐND các cấp, cử tri ở đây tha thiết đề nghị các ngành chức năng cần giúp nhân dân tìm đầu ra cho sản phẩm, song đề xuất đó vẫn chưa giải quyết được.


Có thể bạn quan tâm

100 ha cỏ cho bò sữa 100 ha cỏ cho bò sữa

Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Bình (Bình Thuận) cho hay, 100 ha cỏ VA06 đầu tiên đã được Công ty TNHH Cửu Long trồng tại vùng quy hoạch chăn nuôi tại xã Sông Bình, làm nguồn thức ăn cho 1.000 con bò sữa doanh nghiệp này nhập về vào cuối năm nay. Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH Cửu Long quy mô 450 ha, chăn thả 5.000 con bò sữa, bò thịt.

07/09/2015
Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ

Đó là mô hình của hộ ông Giãng Văn Nhãn (còn gọi là ông Năm Nhãn) ở ấp Hội An, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong một chuyến tham quan các trang trại nuôi động vật hoang dã có hiệu quả kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thấy rất thích hợp với vùng đất ở địa phương, về nhà ông Nhãn đã đầu tư làm chuồng trại mua 5 cặp nhím về nuôi thử nhiệm.

07/09/2015
Từ Bá Đạt, bất đắc dĩ thành vua giống nếp thơm đặc sản ở An Giang Từ Bá Đạt, bất đắc dĩ thành vua giống nếp thơm đặc sản ở An Giang

Ở miền Tây, nói đến nơi trồng nếp thì ai cũng nghĩ chỉ có ở vùng đất cù lao Phú Tân (An Giang), vì xứ sở này từ lâu vốn nổi tiếng như một vương quốc nếp với thương hiệu đặc sản nếp Phú Tân, thế nhưng tìm người lai tạo giống nếp thơm thực thụ thì chưa có.

07/09/2015
Đua nhau trồng tiêu bằng trụ cao su sống Đua nhau trồng tiêu bằng trụ cao su sống

Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.

07/09/2015
Tạo đà phát triển rau sạch Tạo đà phát triển rau sạch

Nhiều dự án hỗ trợ nông dân sản xuất rau an toàn, sản xuất rau theo tiêu chuẩn Vietgap được triển khai.

07/09/2015