Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đức Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết: Hai tấn nhãn đầu tiên được Công ty TNHH Ánh Dương Sao thu mua, chuyển vào TP. HCM chiếu xạ và xuất khẩu.
Trước đó, đầu tháng 3/2015, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phối hợp với chuyên gia của Mỹ kiểm tra, đánh giá vùng sản xuất và chính thức cấp 2 mã số cho vùng sản xuất nhãn xuất khẩu của Hưng Yên gồm xã Hồng Nam trên diện tích 9,97 ha và xã Hàm Tử trên diện tích 10,82 ha. Hai mô hình sản xuất nhãn này được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, gắn với các yêu cầu của thị trường Mỹ. Dự kiến, tổng sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 180 - 220 tấn.
Việc thực hiện theo mô hình mới đã làm thay đổi nhanh nhận thức về sản xuất sản phẩm an toàn. Tuy nhãn xuất ngoại sản lượng còn ít, nhưng bà con nông dân khá hào hứng, kỳ vọng sẽ được giá và khẳng định thêm thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Bởi trước đây, thị trường tiêu thụ chính của các vùng nhãn lồng Hưng Yên chủ yếu là nội địa. Các thương lái đến tận vườn thu mua, số rất ít bán đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Việc trồng nhãn theo quy trình VietGap và việc đưa quả nhãn vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ sẽ khiến giá thành cao hơn, sản lượng tiêu thụ có phần hạn chế. Nhưng, các vùng trồng nhãn Hưng Yên cho rằng, nếu trước mắt chưa xuất khẩu được nhiều, nhãn nơi đây cũng không “lo ế” với giá bán dao động từ 25.000 đồng – 60.000 đồng/kg.
“Trên địa bàn thành phố có khoảng 60 - 70 tư thương nhỏ, lẻ và 1 hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam, ngoài ra còn có các tư thương và doanh nghiệp ở các địa phương khác đến mua và tiêu thụ nhãn. Chợ Dầu, xã Quảng Châu (TP.Hưng Yên) vào mùa nhãn chin, mỗi ngày có khoảng hơn 20 xe tải chở nhãn khoảng 50 - 70 tấn nhãn đi các nơi tiêu thụ”, Chủ tịch UBND TP.Hưng Yên Nguyễn Tuấn Cường cho biết.
Đến nay, diện tích trồng nhãn của tỉnh Hưng Yên đạt trên 3.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 2.700 ha, tập trung nhiều tại các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động và TP.Hưng Yên. Năng suất nhãn trung bình hàng năm đạt 10 - 12 tấn/ha, sản lượng nhãn đạt khoảng 40 nghìn tấn/năm với giá trị đạt hơn 700 tỷ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.

Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười).

Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn cho rằng, việc ND trả lại ruộng là cực chẳng đã và để giải quyết việc này, chúng ta phải chủ động giảm diện tích đất lúa xuống.

Trên thị trường giá thực phẩm tiếp tục giảm, trong khi giá "đầu vào" vẫn tăng, khiến cho các hộ chăn nuôi lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn hơn bao giờ hết.