Nhãn lồng Hưng Yên chính thức xuất khẩu đi Mỹ
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Vũ Đức Sơn - Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết: Hai tấn nhãn đầu tiên được Công ty TNHH Ánh Dương Sao thu mua, chuyển vào TP. HCM chiếu xạ và xuất khẩu.
Trước đó, đầu tháng 3/2015, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I, Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phối hợp với chuyên gia của Mỹ kiểm tra, đánh giá vùng sản xuất và chính thức cấp 2 mã số cho vùng sản xuất nhãn xuất khẩu của Hưng Yên gồm xã Hồng Nam trên diện tích 9,97 ha và xã Hàm Tử trên diện tích 10,82 ha. Hai mô hình sản xuất nhãn này được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, gắn với các yêu cầu của thị trường Mỹ. Dự kiến, tổng sản lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu từ 180 - 220 tấn.
Việc thực hiện theo mô hình mới đã làm thay đổi nhanh nhận thức về sản xuất sản phẩm an toàn. Tuy nhãn xuất ngoại sản lượng còn ít, nhưng bà con nông dân khá hào hứng, kỳ vọng sẽ được giá và khẳng định thêm thương hiệu nhãn lồng Hưng Yên. Bởi trước đây, thị trường tiêu thụ chính của các vùng nhãn lồng Hưng Yên chủ yếu là nội địa. Các thương lái đến tận vườn thu mua, số rất ít bán đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch.
Việc trồng nhãn theo quy trình VietGap và việc đưa quả nhãn vào TP.Hồ Chí Minh chiếu xạ sẽ khiến giá thành cao hơn, sản lượng tiêu thụ có phần hạn chế. Nhưng, các vùng trồng nhãn Hưng Yên cho rằng, nếu trước mắt chưa xuất khẩu được nhiều, nhãn nơi đây cũng không “lo ế” với giá bán dao động từ 25.000 đồng – 60.000 đồng/kg.
“Trên địa bàn thành phố có khoảng 60 - 70 tư thương nhỏ, lẻ và 1 hợp tác xã nhãn lồng Hồng Nam, ngoài ra còn có các tư thương và doanh nghiệp ở các địa phương khác đến mua và tiêu thụ nhãn. Chợ Dầu, xã Quảng Châu (TP.Hưng Yên) vào mùa nhãn chin, mỗi ngày có khoảng hơn 20 xe tải chở nhãn khoảng 50 - 70 tấn nhãn đi các nơi tiêu thụ”, Chủ tịch UBND TP.Hưng Yên Nguyễn Tuấn Cường cho biết.
Đến nay, diện tích trồng nhãn của tỉnh Hưng Yên đạt trên 3.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch khoảng 2.700 ha, tập trung nhiều tại các huyện Khoái Châu, Tiên Lữ, Kim Động và TP.Hưng Yên. Năng suất nhãn trung bình hàng năm đạt 10 - 12 tấn/ha, sản lượng nhãn đạt khoảng 40 nghìn tấn/năm với giá trị đạt hơn 700 tỷ đồng.
Related news
Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!
Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.
Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.
Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.
Tỉnh Đắk Lắk là địa phương trọng điểm càphê của cả nước nhưng hiện nay đang diễn ra tình trạng thiếu sân phơi nghiêm trọng, không những gây thất thoát sau thu hoạch mà còn góp phần làm giảm chất lượng càphê xuất khẩu.