Mở Rộng Thị Phần Xuất Khẩu Thủy Sản Sang Bỉ
Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.
Từ năm 2009 tới nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ đạt giá trị trung bình trên 100 triệu USD/năm với các sản phẩm chủ lực như tôm (chiếm 56% tổng kim ngạch xuất khẩu), cá tra (23%), cá ngừ (7%), mực và bạch tuộc (3%).
6 tháng đầu năm 2014, con số này ước đạt 65 triệu USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái với giá trị xuất khẩu tôm đạt 42 triệu USD, cá tra 11 triệu USD, cá ngừ gần 4 triệu USD. Riêng tháng 7/2014, giá trị xuất khẩu sang Bỉ đạt gần 13 triệu USD, tăng 54,7% so với tháng 7 năm 2013.
Dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Bỉ vẫn duy trì tăng trưởng cao 30-40% trong năm 2014 với tổng giá trị ước đạt 150 triệu USD.
Các chuyên gia nhận định, xu hướng nhập khẩu thủy sản của Bỉ khá ổn định. Trung bình mỗi năm Bỉ nhập khẩu khoảng 280 nghìn- 300 nghìn tấn thủy sản với giá trị khoảng 2 tỷ- 3 tỷ USD. Tôm chiếm tỷ trọng nhập khẩu cao nhất đạt 25-28%, cá phile đông lạnh chiếm 23-24% giá trị nhập khẩu, cá chế biến 13%, nhuyễn thể chế biến 11% và tôm chế biến 9%. Đây được coi là lợi thế không nhỏ cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Việc Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Cảng vụ Zeebrugge (Bỉ) đã ký một dự án thành lập Trung tâm phân phối cá tra Việt Nam tại Bỉ sẽ có thể giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị phần tại quốc gia hơn 11 triệu dân này.
Ông Trương Đình Hòe- Tổng thư ký VASEP- cho rằng, hình thành trung tâm phân phối hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tại Bỉ có thể góp phần minh bạch thị trường, gia tăng giá trị xuất khẩu, mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp Việt Nam.
Để tham gia vào trung tâm phân phối này, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam phải hoàn toàn minh bạch về thông tin để thu hút được người mua hàng. Ngược lại, trung tâm sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về cung cầu trên thị trường để điều chỉnh hoạt động nuôi trồng, mua bán trong nước sao cho phù hợp với tình hình thực tế, tránh tình trạng “mất mùa được giá” và “được mùa mất giá”.
Có thể bạn quan tâm
Năm nay 24 tuổi nhưng Quyết đã bắt đầu nuôi bò cách đây khoảng 4 năm. Khởi nghiệp bằng số tiền 7 triệu đồng nhờ bán 2 chỉ vàng là của “hồi môn” ngày cưới của hai vợ chồng, Quyết đã mua 2 con bê về nuôi.
Ông Nguyễn Văn Tuấn (ngụ ở xã Tân Hưng, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) thuê đất tại ấp Phú An (xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) với diện tích đất là 1,15 ha để trồng khoai lang tím. Trong 2 ngày 3, 4/2, ông Tuấn đang thu hoạch khoai và xem là thành công lớn khi được mùa, trúng giá.
Giá cà phê nội địa tăng mạnh như ngựa "phi nước đại" vào đúng ngày mùng 1 Tết, từ mức 33.800 đồng/kg lên 34.500 đồng/kg và đến sáng mùng 2 Tết (1/2/2014), giá nhảy tiếp lên 35.000 đồng/kg.
Mấy năm gần đây, nhất là vào dịp tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng cây mía tím trong dân tăng lên khá cao, kéo theo dịch vụ buôn bán mía cây tại các chợ, ven đường, khu vực đông dân cư…phát triển, đem lại nguồn thu nhập khá cao cho người buôn bán loại hàng hóa này.
Điều khó tin này đến từ kết quả của việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất rau, củ, quả công nghệ cao cho vùng đất cát hoang hóa, bạc màu ven biển Hà Tĩnh”. Dự án do Tổng công ty khoáng sản thương mại Hà Tĩnh làm chủ đầu tư.