Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Idor Bén Rễ Ở Vùng Đất Cù Lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)

Nhãn Idor Bén Rễ Ở Vùng Đất Cù Lao Tân Thuận Đông (Đồng Tháp)
Ngày đăng: 12/04/2014

Sau hơn mười năm phát triển ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), nhãn Idor (còn gọi là nhãn Thái) từng bước khẳng định vị thế là cây trồng đầy tiềm năng ở xứ cồn. Nhờ trồng nhãn Idor mà nhiều gia đình thoát được cảnh nghèo túng, phất lên làm giàu.

Mặc dù nhãn Idor là giống cây ăn quả nhập nội nhưng hơn 10 năm bén rễ ở vùng đất cù lao Tân Thuận Đông, nhãn Idor đã cho thấy khả năng phát triển vượt trội so với các giống nhãn khác của địa phương. Không những khá phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương mà chất lượng sản phẩm cũng rất vượt trội.

Khoảng năm 2003, toàn xã Tân Thuận Đông chỉ trồng manh nha vài công nhãn Idor. Tuy nhiên, sau đại dịch chổi rồng trên nhãn quế, nhiều nhà vườn đã mạnh dạn chuyển sang trồng nhãn Idor. Hiện tại, diện tích trồng nhãn Idor của toàn xã gần 50ha và đang có chiều hướng tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo nhiều nhà vườn ở đây, cây nhãn Idor có ưu điểm như: tỷ lệ đậu trái cao, ít bị bệnh chổi rồng, trái có độ ngọt thanh, ít nước, cơm ráo và dày nên rất được nhiều người ưa chuộng. Đặc biệt, nhãn Idor có thể xử lý kéo dài thời gian thu hoạch của cây mà không ảnh hưởng đến chất lượng trái.

Nếu chăm sóc đúng kỹ thuật, sau 2 năm, cây có thể cho trái vụ đầu. 1ha nhãn trưởng thành có thể cho thu hoạch khoảng từ 20 - 25 tấn trái/năm. Nhãn Idor hầu như hút hàng quanh năm. Hiện tại, thương lái thu mua nhãn tại vườn với giá dao động từ 30 - 32 nghìn đồng/kg. Với giá này, nhà vườn rất phấn khởi và an tâm đầu tư cho cây nhãn Idor.

Là một trong những người đưa giống nhãn Idor về vùng cù lao đầu tiên, ông Nguyễn Văn Năm ngụ ấp Tân Phát, xã Tân Thuận Đông tâm sự: “Ban đầu tôi chỉ trồng thử nghiệm gần 3 công.

Sau thời gian canh tác, tôi nhận thấy đây là loại cây nhẹ chi phí đầu tư, ít tốn công chăm sóc lại phù hợp với vùng đất pha cát nơi đây nên phát triển tốt. Mỗi cây nhãn Ido có thể cho thu hoạch từ 100kg - 200kg trái/năm và ít sâu bệnh hơn những giống nhãn khác nên cho lợi nhuận cao”.

Thấy được những hiệu quả mà cây nhãn Idor mang lại, gần đây ông Năm còn hợp tác với một số vườn khác thuê thêm 28 ngàn m2 đất gần nhà để tiếp tục trồng nhãn Idor.

Hiện nay, bà con nông dân nhận thấy nhãn Idor là loại cây có giá trị kinh tế cao nên nhiều diện tích vườn tạp, vườn cây ăn quả kém hiệu quả ở địa phương được nông dân chuyển sang trồng nhãn Idor. Vì vậy, không những nhãn trái có giá cao mà nhãn giống cũng “hút hàng”.

Nhiều nhà vườn ở xã Tân Thuận Đông cho biết, hiện nhu cầu nhãn giống của thị trường rất lớn, không chỉ khách hàng ở địa phương mà nhiều nhà vườn ở các khu vực lân cận cũng tìm đến mua với số lượng lớn. Giá nhãn giống bây giờ cũng đang vào giai đoạn “sốt” giá, trung bình một nhánh nhãn giống có giá từ 35 - 50 nghìn đồng, tùy kích cỡ.

Sau nhiều năm phát triển nhãn Idor đã chứng minh được khả năng cạnh tranh kinh tế so với các giống cây trồng khác, tuy nhiên, hiện nay, khâu tổ chức sản xuất và liên kết tiêu thụ vẫn chưa thật sự tốt. Nông dân vẫn còn bán hàng cho thương lái và chịu cảnh giá cả lên xuống của thị trường.

Nếu tương lai, địa phương liên kết được khâu tiêu thụ, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm thì đây mới là hướng đi chắc chắn và lâu dài.

Ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Đông cho biết, những năm gần đây, nhãn Idor được nhà vườn Tân Thuận Đông chọn trồng mới hoặc để cải tạo vườn già cỗi, bị thiệt hại vì dịch bệnh. Thời gian tới, UBND xã dự kiến mở rộng và phát triển vùng chuyên canh nhãn Idor trên 200ha tại ấp Tân Phát.

Nhận thấy đây là loại cây trồng rất có triển vọng giúp nông dân làm giàu, để khuyến khích nông dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, địa phương đã tiến hành lấy ý kiến nhân dân về hoàn thiện hệ thống đê bao khép kín, giúp nhà vườn yên tâm hơn khi lũ về”.


Có thể bạn quan tâm

Cần Quan Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Cần Quan Tâm Phát Triển Nguồn Nhân Lực Nông Nghiệp Công Nghệ Cao

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, là chìa khóa giúp Việt Nam đi tắt, đón đầu và thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

03/12/2014
Vì Sao Thanh Long Lên Giá? Vì Sao Thanh Long Lên Giá?

Dù vậy, hiện tại người trồng thanh long lại lo. Có người phân tích, vì thanh long đang bị nấm trắng và để dưỡng sức cho cây nên khi mới ra búp nhiều chủ vườn đã lặt bỏ. Cung thiếu, cầu tăng đã đẩy giá thanh long lên.

11/07/2014
Đốn Bỏ Cao Su Không Nặng Nề Nhưng Đáng Lo Đốn Bỏ Cao Su Không Nặng Nề Nhưng Đáng Lo

Ngày 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát cùng đại diện Vụ Kế hoạch, Cục Trồng trọt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN làm việc với tỉnh Tây Ninh để kiểm tra tình hình phát triển cây cao su cũng như tái cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh này.

11/07/2014
Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung Con Đặc Sản Đang Thiếu Nguồn Cung

Với giá giống ba ba 1 tuần tuổi bình quân 150.000đ/con; ba ba sinh sản 600 - 700.000đ/kg; ba ba thương phẩm từ 300.000 - 350.000đ/kg, nhiều hộ có thu nhập từ 50 - 100 triệu đồng/năm, cá biệt có gần chục hộ thu nhập bình quân 1 tỷ đồng/năm.

03/12/2014
Lúa Rớt Giá Mùa Giáp Hạt, Thị Trường Trung Quốc Lúa Rớt Giá Mùa Giáp Hạt, Thị Trường Trung Quốc "Án Binh Bất Động"!

Ở ĐBSCL có 3 vụ lúa chính ĐX, HT và TĐ. Còn lại vụ lúa mùa ở địa phương vùng ven biển diện tích và sản lượng không đáng kể. Đến cuối tháng 9, lúa TĐ thu hoạch xong, các vụ lúa chính trong năm kết thúc và phải chờ đến 3 tháng sau vụ lúa ĐX mới thu hoạch. Trong khoảng thời gian này lượng lúa trong vùng không còn nhiều nên thường gọi là mùa giáp hạt và lúa gạo bán ra rất ít khi giảm giá.

03/12/2014