Nhãn Ghép Chín Muộn Cho Hiệu Quả Cao
Huyện Điện Biên có khoảng 1.000ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối, vải, hồng đỏ, táo, đào Pháp, thanh long, xoài, cam, quýt. Nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây ăn quả trồng tập trung ở khu vực lòng chảo trên diện tích đất vườn lớn hoặc trồng xen kẽ tại khu vực bãi màu.
Như trồng táo ở xã Thanh Xương; hồng không hạt, xoài Thái ở Thanh Hưng; quýt ở Thanh Chăn, Thanh Yên; chuối, đào Pháp ở Mường Phăng.
Tuy nhiên, để sản xuất có hướng bền vững phát triển ổn định, bà con trong vùng lòng chảo huyện Điện Biên rất kỳ vọng vào một loại cây trồng cho thu nhập cao, dần xóa bỏ sản xuất phụ thuộc cây lúa. Năm 2012-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án ghép nhãn cải tạo qui mô 1,3ha, với 74 hộ triển khai tại 3 xã: Thanh Hưng, Thanh Luông, Sam Mứn từ nguồn vốn DANIDA của chính phủ Đan Mạch tài trợ.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn người dân thực hiện việc trồng, ghép và chăm sóc cây ghép.
Nhờ vậy, mô hình đạt kết quả rất khả quan: đa số mô hình đều thành công và đạt hiệu quả cao, cây ghép chỉ sau 1-2 năm đã được thu hoạch, cho ra thị trường sản phẩm quả nhãn chín muộn hơn chính vụ (sau khoảng 20 ngày đến một tháng); năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng từ 3 - 4 lần, chất lượng quả thơm ngon, cùi dày hơn nhãn thông thường, đem lại thu nhập cao, ổn định cho các hộ sản xuất.
Điều đáng nói là khi tổ chức hội thảo, đánh giá, tổng kết các mô hình, đa số các đại biểu tham dự đều đánh giá rất cao về tính hiệu quả của chương trình trồng và ghép nhãn chín muộn. Các hộ dân tại các xã lân cận đến học hỏi và nhờ tư vấn để cải tạo các vườn nhãn của gia đình.
Bà Phạm Thị Tươi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Từ thành công của mô hình, đến nay các hộ dân của các phường Tân Thanh, Mường Thanh, Thanh Trường, Noong Bua thuộc thành phố Điện Biên Phủ; các xa:õ Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Pom Lót của huyện Điện Biên đang tiếp tục nhờ cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao kinh nghiệm, cải tạo vườn nhãn, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Ông Vũ Quang Cường, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết: Mô hình ghép cải tạo nhãn đã giúp các hộ nhận thức việc thay thế giống nhãn kém hiệu quả sang giống nhãn có giá trị kinh tế, với giá bán 30.000-40.000 đồng/kg, trừ chi phí (tiền giống mắt ghép + vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) sau 1 năm thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha. Đây là mô hình rất hiệu quả và phù hợp với các gia đình có diện tích đất trồng nhãn rộng, lại cho thu nhập cao hơn, ít công chăm sóc so với cây lúa, cây ngô.
Trong thực tế, giống nhãn chín muộn thường chín rải rác, thời gian thu hoạch kéo dài, nên vẫn bán được giá cao, chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ khá rộng. Vì vậy các hộ trồng nhãn có thể yên tâm khi cải tạo vườn nhãn già cỗi kém hiệu quả của gia đình mình, bằng cách ghép mắt giống nhãn chín muộn.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.
Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.
Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.
Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đặc biệt trong mùa hè tình hình thời tiết nắng nóng, hạn hán đã xảy ra nhiều nơi, nguồn nước sinh hoạt và phục vụ sản xuất ngày càng cạn kiệt, một số diện tích đất sản xuất lúa phải bỏ hoang, có diện tích sau khi gieo sạ một thời gian bị thiếu nước phải cắt làm thức ăn cho trâu bò, có diện tích bị cháy khô, số diện tích còn lại cho năng suất thấp, không hiệu quả trong sản xuất…
Nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân, An Giang) đã trồng giống mía Cuba đạt lợi nhuận cao. Nông dân Lê Văn Ựng, người trồng mía lâu năm, cho biết: “Tôi đang thu hoạch 5 công mía Cuba, với giá 5.000 đồng/cây, trừ tất cả chi phí, lời 75 triệu đồng. Trồng mía chỉ cực công lúc chăm sóc thôi, còn khi thu hoạch thì thương lái tự bẻ”.