Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm

Được biết, xã Tân Nhựt là một trong những xã nằm trong chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của TP. HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng. Những năm gần đây, thì chủ trương phát triển hoa kiểng, cá cảnh cùng nguyện vọng chuyển đổi các mô hình sản xuất của nông dân ngày càng cao.
Trong đó, nhu cầu xây dựng và phát triển mô hình sản xuất cá cảnh là một điển hình, chiếm ít diện tích mặt bằng, không cần nhiều lao động, tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Qua 01 năm thực hiện, với diện tích mặt ao 5.000m2. Trong đó, Khuyến nông đầu tư hỗ trợ 300.000 con giống và 5.400kg thức ăn, tương ứng số tiền là 111.000.000đ. Doanh thu dự kiến đạt được: Với tổng chi phí đầu tư: 229.000.000đ (con giống, thức ăn, phòng bệnh, khấu hao điện nước…);
Thu hoạch đợt 1 (tháng thứ 2) tỷ lệ sống 60%, thu được 14.000.000 đồng (72.000 con x 0.005kg/con x 40.000đ/kg); Thu hoạch đợt 2 (tháng thư 4) thu được 45.360.000đ (75.600 con x 0.01kg/con x 60.000đ/kg); Thu hoạch đợt 3 (tháng thứ 6) thu được 102.643.200đ (25.920.000 con x 0.033kg/con x 120.000đ/kg), như vậy tổng thu sau khi trừ các chi phí, lãi được 322.203.000đ.
Anh NguyễnVăn Phong, nông dân tham gia mô hình, cho biết: “cá chép Koi dễ nuôi, ít kén mồi và muốn bán được giá cao hơn thì bà con cần giảm lượng thức ăn lại trước khi xuất bán, để cá có thân hình màu sắc đẹp hơn. Đây là mô hình khá phù hợp từ khi tôi chuyển từ đất lúa sang sản xuất cá cảnh đã góp phần tăng thêm thu nhập cho gia đình”, anh Phong phấn khởi cho biết thêm.
Ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm nhấn mạnh: đây là mô hình mới và bước đầu cho kết quả khả quan, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật sản xuất qua đó đem lại hiệu quả kinh tế cao gióp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Tuy nhiên, cũng khuyến cáo bà con nên chú ý đến chất lượng nguồn nước vì đây là yếu tố quyệt định sự thành công của mô hình, bên cạnh đó bà con cũng nên chú ý đến việc ghi chép sổ nhật ký để từ đó có thể đút kết được kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nuôi qua đó sẽ nâng cao được tay nghề nuôi. Khuyến nông sẽ tiếp tục hỗ trợ đầu tư hỗ trợ vật tư con giống và kỹ thuật để bà con tăng gia sản xuất làm giàu trên mảnh đất của mình.
Có thể bạn quan tâm

Những ngày này, đến các huyện: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông và TX. Gò Công hỏi thăm 10 người NTNL thì có tới 9 người nuôi TTCT. Đó là do con TTCT đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều người NTNL với lợi thế quan trọng nhất là thời gian nuôi ngắn hơn, sản lượng cao hơn, lợi nhuận trên một đơn vị diện tích lớn hơn so với TS.

Buổi sáng hôm ấy, đuổi theo tầm mắt chúng tôi là màu xanh nối đuôi nhau. Cái màu xanh bàng bạc của keo lá tràm trên 10 năm tuổi đã làm cho trời Phong Bình, Phong Chương, Điền Môn, Điền Lộc, Phong Hải, Thừa Thiên - Huế... dịu hẳn lại. Khi hạ kính để nhoài mình ra không gian một lúc, chừng như tôi nghe mùi của biển trong tiếng sóng vẳng lại từ phía bên kia cánh rừng.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.

Anh Trần Đình Toàn ở ấp An Định, xã An Bình (huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) với mô hình nuôi ba ba thương phẩm đạt hiệu quả kinh tế cao. Mỗi đợt thu hoạch, anh thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Từ nghèo khó, nhờ con ba ba mà gia đình anh đã vươn lên khá giàu.

Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.