Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhãn Ghép Chín Muộn Cho Hiệu Quả Cao

Nhãn Ghép Chín Muộn Cho Hiệu Quả Cao
Publish date: Friday. September 19th, 2014

Huyện Điện Biên có khoảng 1.000ha cây ăn quả, chủ yếu là chuối, vải, hồng đỏ, táo, đào Pháp, thanh long, xoài, cam, quýt. Nhờ vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây ăn quả trồng tập trung ở khu vực lòng chảo trên diện tích đất vườn lớn hoặc trồng xen kẽ tại khu vực bãi màu.

Như trồng táo ở xã Thanh Xương; hồng không hạt, xoài Thái ở Thanh Hưng; quýt ở Thanh Chăn, Thanh Yên; chuối, đào Pháp ở Mường Phăng.

Tuy nhiên, để sản xuất có hướng bền vững phát triển ổn định, bà con trong vùng lòng chảo huyện Điện Biên rất kỳ vọng vào một loại cây trồng cho thu nhập cao, dần xóa bỏ sản xuất phụ thuộc cây lúa. Năm 2012-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án ghép nhãn cải tạo qui mô 1,3ha, với 74 hộ triển khai tại 3 xã: Thanh Hưng, Thanh Luông, Sam Mứn từ nguồn vốn DANIDA của chính phủ Đan Mạch tài trợ.

Trong quá trình thực hiện, cán bộ khuyến nông thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn người dân thực hiện việc trồng, ghép và chăm sóc cây ghép.

Nhờ vậy, mô hình đạt kết quả rất khả quan: đa số mô hình đều thành công và đạt hiệu quả cao, cây ghép chỉ sau 1-2 năm đã được thu hoạch, cho ra thị trường sản phẩm quả nhãn chín muộn hơn chính vụ (sau khoảng 20 ngày đến một tháng); năng suất, chất lượng, hiệu quả tăng từ 3 - 4 lần, chất lượng quả thơm ngon, cùi dày hơn nhãn thông thường, đem lại thu nhập cao, ổn định cho các hộ sản xuất.

Điều đáng nói là khi tổ chức hội thảo, đánh giá, tổng kết các mô hình, đa số các đại biểu tham dự đều đánh giá rất cao về tính hiệu quả của chương trình trồng và ghép nhãn chín muộn. Các hộ dân tại các xã lân cận đến học hỏi và nhờ tư vấn để cải tạo các vườn nhãn của gia đình.

Bà Phạm Thị Tươi, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho biết: Từ thành công của mô hình, đến nay các hộ dân của các phường Tân Thanh, Mường Thanh, Thanh Trường, Noong Bua thuộc thành phố Điện Biên Phủ; các xa:õ Thanh Hưng, Thanh Chăn, Thanh Yên, Pom Lót của huyện Điện Biên đang tiếp tục nhờ cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh chuyển giao kinh nghiệm, cải tạo vườn nhãn, tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Ông Vũ Quang Cường, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh Luông, huyện Điện Biên cho biết: Mô hình ghép cải tạo nhãn đã giúp các hộ nhận thức việc thay thế giống nhãn kém hiệu quả sang giống nhãn có giá trị kinh tế, với giá bán 30.000-40.000 đồng/kg, trừ chi phí (tiền giống mắt ghép + vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) sau 1 năm thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha. Đây là mô hình rất hiệu quả và phù hợp với các gia đình có diện tích đất trồng nhãn rộng, lại cho thu nhập cao hơn, ít công chăm sóc so với cây lúa, cây ngô.

Trong thực tế, giống nhãn chín muộn thường chín rải rác, thời gian thu hoạch kéo dài, nên vẫn bán được giá cao, chất lượng tốt và có thị trường tiêu thụ khá rộng. Vì vậy các hộ trồng nhãn có thể yên tâm khi cải tạo vườn nhãn già cỗi kém hiệu quả của gia đình mình, bằng cách ghép mắt giống nhãn chín muộn.


Related news

Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra Nghiêm Túc Tuân Thủ Quy Định Về An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cá Tra

Ngày 24/9, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các doanh nghiệp chế biến sản phẩm cá tra xuất khẩu cập nhật các quy định của một số thị trường về ghi nhãn, hàm lượng nước và tỷ lệ mạ băng đối với sản phẩm cá tra xuất khẩu.

Friday. September 26th, 2014
Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao Dự Án Nuôi Bò Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Dự án chăn nuôi bò thịt được triển khai thực hiện đầu tiên tại 2 xã Phong Thạnh và Tân Phong (huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu) từ nguồn quỹ Hỗ trợ nông dân của Trung ương. Qua hơn 2 năm thực hiện, dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thêm thu nhập cho nông dân.

Friday. September 26th, 2014
Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm Chủ Động Phòng Ngừa Cúm Gia Cầm

Trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh cúm gia cầm phát triển mạnh. Vì vậy, ngay từ lúc này, công tác phòng bệnh cần đặt lên hàng đầu, đặc biệt là cúm A/H5N6, bởi thế giới chưa có vaccine để phòng chủng virus này.

Friday. September 26th, 2014
Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Xã Ninh Đông Mở Ra Triển Vọng Mới Mô Hình Sản Xuất Rau An Toàn Ở Xã Ninh Đông Mở Ra Triển Vọng Mới

Mô hình chuỗi cung cấp thực phẩm rau an toàn xã Ninh Đông (thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) đã nhận được chứng nhận VietGAP. Điều này đang mở ra hướng đi mới, đầy triển vọng cho nghề trồng rau…

Friday. September 26th, 2014
Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su Gia Lai Khuyến Cáo Nông Dân Không Nên Phá Bỏ Cây Cao Su

Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Friday. September 26th, 2014