Nhãn ASC Cho Thủy Sản Đang Tăng Trưởng
Từ một chương trình chứng nhận “non trẻ”, nhãn sinh thái của Hội đồng Quản lý Nuôi trồng thủy sản (ASC) đang phát triển nhanh chóng và tăng trường đều đặn. Thông tin này được Tổng Giám đốc Điều hành của ASC, Chris Ninnes công bố tại buổi cập nhật thường niên tại Hội chợ Thủy sản Toàn cầu 2014 tại Brussels, Bỉ.
Kể từ khi những hoạt động nuôi trồng thủy sản đầu tiên được chứng nhận vào năm 2012, tới nay đã có 1.053 sản phẩm đạt chứng nhận ASC được sản xuất tại 37 quốc gia với tổng cộng 336 công ty đạt chứng nhận chuỗi hành trình sản phẩm.
Trong số các sản phẩm đạt chứng nhận, cá tra Việt Nam chiếm 62%, cá hồi chiếm 24% và cá rô phi chiếm 14%.
“Chắc chắn rằng tiêu chuẩn ASC cho cá tra đã được ngành cá tra tại Việt Nam công nhận là mục tiêu phấn đấu. Sự hợp tác giữa các đối tác của ASC như WWF, Tổ chức Sáng kiến Thương mại bền vững Quốc tế Hà Lan, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và các tổ chức phi chính phủ khác đã là động lực cho sự phát triển của tiêu chuẩn ASC trên thị trường.”
Hiện nay Việt Nam có 43 trại nuôi cá tra đạt chứng nhận ASC và có 6 trại nuôi khác đang trong quá trình chứng nhận, cung cấp khoảng 191.242 tấn sản phẩm/năm. Ngoài ra, trên thế giới còn có 24 trại nuôi cá rô phi đạt ASC và 2 trại đang trong quá trình chứng nhận, cung cấp 101.738 tấn/năm; 6 trại cá hồi đạt ASC và 13 trại khác trong quá trình chứng nhận cung cấp 18.600 tấn/năm.
Các tiêu chuẩn cho tôm và bào ngư được hoàn thiện trong 3/2014, còn các tiêu chuẩn cho thủy sản hai mảnh vỏ, cá hồi và cá giò cũng đang trong quá trình xây dựng.
Theo ông Ninnes, một nhóm chứng nhận mới sẽ sớm có mặt trên thị trường để tăng cường hiệu quả chi phí và tuân thủ các tiêu chuẩn ASC. Tổ chức này hi vọng chương trình chứng nhận ASC sẽ sớm trở thành một chuẩn mực.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.
Hiện công ty này đang phân phối nhãn từ Thái Lan cho các hệ thống bán lẻ tại Anh và mong muốn đưa trái nhãn VN vào thị trường này. Tuy nhiên, để xuất khẩu vào Anh nói riêng và châu Âu nói chung thì nhà vườn cần làm theo tiêu chuẩn Global GAP.
An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.
Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.
Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.