Nhà Vườn Tất Bật Vào Tết

Tại những vùng trồng hoa, trái cây phục vụ Tết đã sôi động bởi thương lái đến khảo giá và thu mua gom hàng để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Nhìn chung, sản lượng hoa, trái cây Tết trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với mọi năm, nhưng lượng hàng hóa từ các nơi khác đổ về khá dồi dào.
Theo sở NN-PTNT, vụ hoa Tết năm 2015 toàn tỉnh xuống giống 50ha. Ngoài lượng hoa trồng trên địa bàn tỉnh, hoa Tết có sự tham gia và cạnh tranh quyết liệt với những nhà vườn ở Đà Lạt và các tỉnh miền Tây nên thị trường sẽ rất phong phú.
Những ngày này, khắp nẻo đường ở những làng hoa, nhà vườn ở Kim Dinh, TP. Bà Rịa và Tân Hải, huyện Tân Thành... đã xuất hiện nhiều thương lái từ các nơi đổ về thu mua hoa. Nhà vườn cũng tất bật hơn với việc sang chậu, tưới nước, bó cây để vận chuyển.
Theo khảo sát của chúng tôi, giá hoa Tết năm nay tại nhà vườn chỉ tăng nhẹ so với năm ngoái. Còn người trồng và kinh doanh hoa Tết thì cho rằng giá hoa tết đang là ẩn số bởi tùy thuộc vào sức mua của thị trường. “Sau ngày 23 tháng Chạp, chúng tôi mới đem hoa tết ra chưng và giới thiệu người tiêu dùng, nên ngay từ bây giờ, việc thu mua tại nhà vườn đã hoàn tất”, anh Bùi Hồng Phước, một thương lái kinh doanh hoa tết đang gom hàng tại Kim Dinh cho biết.
Theo bà Nguyễn Thị Bích Liên, ở TP. Vũng Tàu, trong vụ Tết này gia đình bà đã vào chậu khoảng 2.000 gốc hoa các loại như sống đời, thược dược... tất cả đều canh nở đúng vào dịp Tết. So với những năm trước, năm nay những người trồng hoa Tết trên địa bàn tỉnh phần lớn tập trung vào chậu nhỏ và những loại hoa có giá từ 50.000 đồng/chậu trở lại cho phù hợp với người tiêu dùng.
Anh Nguyễn Phạm Thanh Hùng, chủ vườn hoa Tết với 30.000 chậu cúc đại đóa tại Phường Kim Dinh, TP. Bà Rịa cho biết, mùa hoa Tết là vụ quan trọng nhất trong năm của người chuyên trồng hoa, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây nhiều nhà vườn giảm sản lượng và số ít không tham gia. Nguyên nhân chính là do sức mua hoa Tết giảm và chịu nhiều rủi ro bởi thời điểm này diễn biến thời tiết bất thường. Nếu người trồng hoa tính toán sai về thị trường và kỹ thuật canh tác là coi như mất trắng.
“Do sức mua sụt giảm nhiều năm liền, nên chúng tôi chỉ trồng số lượng ít và tự đem đi tiêu thụ tại các thị trường như TP. Bà Rịa và TP. Vũng Tàu. Vì vậy, dù sản lượng ít, nhưng mỗi khi xuân về, Tết đến không khí mua bán, chăm sóc hoa Tết vẫn rộn ràng trên làng hoa” - anh Nguyễn Thanh Lĩnh, một nhà vườn tại làng hoa Kim Dinh cho biết.
Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết năm nay toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Cùng với đó, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.
Cùng với sự nhộn nhịp ở các vùng trồng hoa, sức mua tại các ruộng dưa, nhà vườn cây ăn trái cũng đã sôi động. Tại các ruộng dưa đã xuất hiện nhiều xe tải vào thu mua gom hàng, những công việc như dán nhãn xuất xứ hàng hóa, tên loại dưa và các thông tin khác được nhân viên của đầu mối tiêu thụ thực hiện ngay tại ruộng, vườn cây ăn trái.
Theo nhận định chung của các đầu mối tiêu thụ, trái cây phục vụ thị trường Tết năm nay của BR-VT như bưởi, quýt, dưa trên địa bàn tỉnh giảm về sản lượng do sâu bệnh, diễn biến thất thường của thời tiết và diện tích trồng dưa giảm. Do đó, giá những mặt hàng này có thể sẽ tăng ở những ngày cận và sau Tết.
Có thể bạn quan tâm

Mấy ngày vừa qua có thông tin phần lớn cá tầm, ếch bán tại một số chợ trên địa bàn Hà Nội được nhập lậu từ Trung Quốc về bán với giá rẻ.

Từ phong trào nông dân thi đua sản xuất và kinh doanh giỏi, Hội Nông dân xã Hiệp Xương (An Giang) có nhiều giải pháp tập trung thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để tăng lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho nông dân. Trong đó, mô hình “Trồng cây rau muống lấy hạt” là một trong những điển hình của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Tân.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.