Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần

Nấm Rơm Đầu Tư 1, Thu Lại 3 Lần
Ngày đăng: 20/08/2011

Nếu so với đưa màu xuống ruộng thì hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ trồng nấm mùa khô cũng không kém phần. Mô hình này không cần nhiều vốn, chỉ lấy công làm lời. Vì thế, người nông dân đâu tư một, nhưng có thể lấy lại 3 lần so với đồng vốn bỏ ra. Riêng đối với nhiều hộ không đất sản xuất, xem việc trồng nấm như là một cách để nhanh chóng thoát nghèo.

Chỉ một khoảng sân nhỏ trước nhà hay bên lề đường họ đã trồng nấm thu bạc triệu. Anh Lâm Thanh Tùng, nông dân xã Tuân Tức cho biết: “Gia đình tôi quanh năm trồng nấm, hết rơm ở địa phương tôi đi sang địa phương khác mua rơm về trồng, thấy làm nấm này cuộc sống gia đình đỡ rất nhiều và thu thập ổn định hơn”.

Thực tế cho thấy, năm nay thị trường xuất khẩu nấm rơm được mở rộng, xuất khẩu nấm dễ dàng hơn nên giá nấm rơm thương phẩm cũng tăng lên. Nếu như vụ nấm rơm hè thu, giá nấm tươi mới thu hoạch có lúc được các đại lý thu mua từ khoảng 7.000-8.000 đồng/kg thì vụ nấm hiện đang thu hoạch giá được đẩy cao hơn thêm từ 10.000 đồng/kg, tức là giao động từ 18-25 ngàn đồng/kg tùy theo thời điểm nông dân thu hoạch mà thương lái có sự điều chỉnh mức giá thu mua cho phù hợp.

Nhưng hầu hết đều có mức lãi từ 2,5 -3 triệu đồng/ha rơm, rạ. Anh Nguyễn Văn Sói – nông dân xã Tuân Tức phấn khởi nói: “Năm nay nấm có giá bản thân cố gắng làm, giá nấm được thương lái mua 25 ngàn đồng/kg nếu như thu hoạch buổi chiều, còn bán nấm buổi sáng cũng 15-16 ngàn đồng. Nhờ nấm mà gia đình tôi không còn phải đi làm ăn xa nhà nữa. Vì ngoài 2 vụ lúa đã thêm vụ nấm”.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 2000 ha rơm, rạ được trồng nấm. Tuy diện tích trồng còn khiêm tốn so với diện tích rơm, rạ thải ra ở vụ lúa này, nhưng đây cũng là điểm nhấn cho thấy phong trào trồng nấm rơm đang được nông dân huyện nhà khởi động. Vì thực tế, mùa khô là thời điểm thuận lợi cho việc trồng nấm, ít bị rủi ro do thời tiết, năng suất lại cao, mặt khác với giá nấm ổn định như hiện nay, cho nên nhiều nông dân không ai muốn bỏ qua nguồn thu nhập từ vụ nấm này.

Anh Nguyễn Văn Đức-Phó Ban nhân dân ấp Tân Định, xã Tuân Tức cho biết: “Nói chung, ở ấp Tân Định bà con hộ nghèo rất nhiều, nhờ có cái địa phương vận động bà con tận dụng rơm làm nấm, khi làm nấm bà con nhờ giá cả, nhưng năm nay giá cao bà con phấn khởi và làm cũng nhiều”.

Trong điều kiện giá cả ổn định, việc phát triển mạnh phong trào trồng nấm thời điểm này là phù hợp với nhu cầu thị trường, giúp người dân có điều kiện cải thiện thu nhập, nâng dần mức sống. Góp phần tạo ra giá trị kinh tế cho nông nghiệp huyện nhà.


Có thể bạn quan tâm

Cần tiếp sức người nuôi bò Cần tiếp sức người nuôi bò

Những năm qua, nghề chăn nuôi bò đã giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh An Giang “xóa đói giảm nghèo”. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, cuộc sống của họ đang rơi vào bẫy thu nhập trung bình, bởi tổng đàn bò tăng không đáng kể, lợi nhuận tàm tạm, cuộc sống giậm chân tại chỗ…

15/06/2015
Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt Phong trào xây nhà nuôi chim yến đã giảm sốt

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.

15/06/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng Làm giàu từ mô hình nuôi gà, ngan đẻ trứng

Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.

15/06/2015
Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng Đối tượng nuôi mới nhiều triển vọng

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

15/06/2015
Giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo nuôi dê Giúp hộ dân tộc thiểu số nghèo nuôi dê

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.

15/06/2015