Chăn Nuôi Đồng Nai Nói Không Với Chất Cấm
Sự ra đời của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai trong tháng 11/2011, có thể nói là một tín hiệu mới đối với sự phát triển của chăn nuôi Đồng Nai. Tuy mới thành lập, nhưng Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã thu hút được khoảng 250 hội viên. Trong đó, phần lớn là các chủ trại nuôi heo, chủ trại gà. Ngoài ra còn có sự tham gia của các DN cung ứng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y…, và nhất là có sự tham gia của các DN, chuyên gia về xử lý môi trường.
Có thể nói, với thành phần hội viên rộng mở như vậy, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đang hướng tới mục tiêu giúp cho các hội viên nói riêng và góp phần giúp cho ngành chăn nuôi Đồng Nai nói chung phát triển một cách toàn diện và ổn định hơn. Sự đa dạng về hội viên như vậy sẽ giúp cho các hội viên có thêm nhiều thông tin liên quan đến ngành chăn nuôi, từ con giống tới thức ăn, dịch bệnh, thị trường. Qua đó, những khi gặp khó khăn hay có vấn đề cần được tư vấn, các hội viên có thể tham vấn lẫn nhau. Đặc biệt, sự góp mặt của các chuyên gia môi trường sẽ giúp cho từng trang trại nói riêng và ngành chăn nuôi Đồng Nai trở nên sạch hơn.
Theo ông Nguyễn Trí Công, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, ưu tiên hàng đầu hiện nay của Hiệp hội này là kêu gọi các hội viên cũng như người chăn nuôi trong tỉnh “nói không với các chất cấm”.
Ông Nguyễn Trí Công cho biết: “Lâu nay, Đồng Nai vẫn có tiếng là tỉnh chăn nuôi lớn nhất nước. Nhưng chăn nuôi Đồng Nai cũng dính liền với nhiều tai tiếng như sử dụng chất tăng trọng trái phép, chất tạo màu không có lợi cho sức khỏe người tiêu dùng, dịch bệnh tai xanh, ô nhiễm môi trường… Chính vì thế, một trong những công việc hàng đầu của Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai là lấy lại uy tín của ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Theo đó, chúng tôi sẽ vận động các hội viên không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Đồng thời đề xuất lên Sở NN-PTNT, UBND tỉnh, có những chế tài thật mạnh đối với việc sử dụng những chất cấm đó. Chẳng hạn có thể phạt tiền đến 100 triệu đồng, đóng cửa trại trong vòng 2 tháng trời”.
Cũng theo ông Công, hiện tại Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã nắm thông tin cụ thể về một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn vẫn đang sử dụng chất tăng trọng trong chăn nuôi. Bởi vậy, để không bị nằm trong danh sách cảnh báo của Bộ NN-PTNT, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai bắt buộc phải hành động khẩn trương để ngăn việc sử dụng các chất tăng trọng cũng như những chất cấm khác, nhằm bảo vệ lợi ích cho số đông người chăn nuôi heo ở Đồng Nai và đảm bảo nguồn cung thịt heo sạch cho người tiêu dùng.
Nhà chăn nuôi được bảo vệ
Theo ông Nguyễn Trí Công, những sự kiện đánh động người chăn nuôi sẽ được Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai tổ chức thường xuyên ở các vùng chăn nuôi trong tỉnh. Bởi nếu vẫn còn tiếp tục sử dụng chất cấm, một ngày nào đó, người chăn nuôi Đồng Nai sẽ “chết” do bị người tiêu dùng quay lưng với các sản phẩm của mình.
Ngày 21/2 vừa qua, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai đã tổ chức sự kiện “Nói không với chất cấm trong chăn nuôi” tại huyện Thống Nhất. Sở dĩ Hiệp hội chọn địa điểm này là vì Thống Nhất là huyện có nền chăn nuôi vào loại mạnh nhất cả nước hiện nay, và cách đây vài tháng, cơ quan chức năng vừa phát hiện, thu giữ ở đây mấy kg chất tăng trọng thuộc danh mục cấm sử dụng. Chính vì thế, việc tổ chức sự kiện nói trên ở Thống Nhất như là một sự đánh động tới người chăn nuôi ở huyện này. Sự kiện đã thu hút được sự tham gia của gần 200 chủ trại, trên DN, đại diện ngành nông nghiệp Đồng Nai, các nhà khoa học…
Bên cạnh đó, Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai sẽ đứng ra làm đối trọng với các nhà sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, con giống, các nhà thương mại…, để bảo vệ quyền lợi của các nhà chăn nuôi là hội viên Hiệp hội. Chẳng hạn, Hiệp hội đang tổng hợp lại nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhu cầu tinh heo…, qua đó tìm kiếm những lô hàng chất lượng tốt, giá rẻ hơn giá thị trường để mua về cung ứng cho các hội viên.
Hiệp hội cũng đang tích cực liên hệ với các Hiệp hội có liên quan trong và ngoài nước, chẳng hạn như Hiệp hội Ngũ cốc Hoa Kỳ…, để họ giới thiệu cho những thông tin cần thiết. Có trong tay những thông tin đó, Hiệp hội sẽ có thể đàm phán với các Cty để họ phải cung ứng vật tư, con giống… với giá cả hợp lý hơn, mà không thể tùy tiện áp đặt giá cả lên các nhà chăn nuôi như trước đây.
Có thể bạn quan tâm
Mùa đông tại huyện Mường Nhé thường rét giá, nhất là các xã vùng cao, nhiệt độ thường chênh lệch từ 2 – 30C so với các huyện khác. Đó là yếu tố bất lợi trong chăn nuôi, bởi gia súc có thể bị chết rét, chết đói vì thiếu nguồn thức ăn dự trữ. Mùa đông cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều dịch bệnh: thương hàn, tụ huyết trùng...
Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các chợ trên địa bàn TP. Điện Biên Phủ đã hoạt động trở lại. Khác với nhiều năm trước, năm nay thời tiết trước và sau tết Nguyên đán khá thuận lợi, các loại rau xanh, củ, quả phát triển tốt, nguồn cung dồi dào nên được bày bán phong phú, giá cả nhìn chung vẫn ổn định.
Ban Quản lý vườn Quốc gia Tràm Chim huyện Tam Nông vừa thả con chim Già đãy trở vào vườn Quốc gia Tràm Chim, sau hơn một tháng chăm sóc, nuôi dưỡng.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2015 gồm: cà phê (28.483 tấn/49,09 triệu USD, giảm 16,05% về lượng, giảm 29% về giá trị); mì lát (8.000 tấn/2 triệu USD, giảm 63,5% về lượng, giảm 63,51% về giá trị); mủ cao su (1.543 tấn/ 2,39 triệu USD, tăng 78,94% về lượng, tăng 14,68% về giá trị); gỗ tinh chế (1,05 triệu USD, tăng 13,61%); các mặt hàng khác (đạt 7,47 triệu USD, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm 2014).
Các loại cây trồng có diện tích gieo trồng đạt cao như: lúa nước 26.107 ha, đạt 98,1%; bắp 3.637 ha, đạt 72%, mía trồng mới 6.726 ha, đạt 84% và đậu các loại 2.406 ha… Các địa phương xuống giống đạt và vượt kế hoạch cao như: Kông Chro 3.497 ha, đạt 102%; Phú Thiện 8.401 ha, đạt 100%; Ia Pa 7.718 ha đạt 103%...