Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng
Chiếc cày đa năng của anh Lê Tất Dũng được làm bằng việc tận dụng các loại thiết bị, máy móc cũ của xe máy.
“Hàng ngày, tôi thấy bà con ở quê hì hục cuốc đất. Cuốc xong lại phải rạch hàng, tỉa hoặc gieo hạt, tốn nhiều thời gian, công sức.
Tôi đã nghĩ ra việc chế ra máy cày đa năng thay nhà nông làm những việc đó…”- anh Dũng nhớ lại. Sau hơn một tháng mày mò, nghiên cứu, chế tạo, cuối cùng chiếc máy cày đa năng của anh Dũng đã hình thành và vận hành thành công vào tháng 6.2014.
“Chiếc máy cày nhỏ gọn, nhưng có năng suất gấp hơn 10 lần so với lao động thường và rất có ý nghĩa khi rọc và gieo tỉa các loại cây xen canh trên đất đang trồng các loại cây khác.
Chức năng này các máy cày hiện có không làm được.
Với chiếc máy cày này, chỉ cần 1 lít xăng, chạy một tiếng đồng hồ, bà con nông dân có thể làm được 3- 4 sào đất, và một ngày có thể làm 30-40 sào”- anh Dũng khẳng định.
Hiện, nông dân nhiều nơi đã mua máy cày của anh Dũng về sử dụng.
Mỗi chiếc bán ra thị trường, anh Dũng bảo hành cho bà con từ 2-3 năm. Giá bán mỗi chiếc chừng 2,5 triệu đồng, trừ các chi phí, mỗi chiếc, anh chỉ lãi 500.000 đồng.
Sau khi sáng chế ra chiếc máy cày đa năng, anh Dũng còn sáng chế ra máy bóc vỏ đậu xanh khá hiện đại và hiệu quả. Với chiếc máy này, mỗi giờ có thể bóc được hơn 200kg hạt đậu xanh.
Điều anh Dũng trăn trở là kiếm đủ tiền để đăng ký độc quyền sáng chế chiếc máy cày đa năng. “
Nếu có nhà tài trợ đầu tư, tôi sẽ mạnh dạn mở rộng cơ sở để sản xuất hàng loạt máy cày đa năng nhằm giảm giá thành.
Khi đó, 10 chiếc máy cày đầu tiên tôi làm sẽ dành tặng cho nông dân nghèo ở các vùng…” - anh Dũng mơ ước.
Có thể bạn quan tâm
Dù lũ nhỏ, nhưng ngư dân vẫn trúng đậm những mẻ cá xát sông. Người dân chuyên đánh bắt cá mùa lũ trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: Mùa này, lượng cá xát tập trung phía sau bè cá để ăn thức ăn thừa, chỉ cần dùng vợt xúc là dính. Cá xát sông kích thước nhỏ, thịt ngon, ngọt, được bạn hàng bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Bưng thau cá dưới sông lên chợ bán, anh Trần Văn Hai (ngụ cồn Phó Ba) cho biết: “Mỗi buổi chiều, tôi xúc dính khoảng 5kg cá xát sông, bạn hàng thu mua với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, bỏ sở hụi cũng kiếm được gần 200.000 đồng/ngày”.
Do đặc điểm tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, bãi bồi ven biển ở xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh rất thích nghi nuôi nghêu thịt. Nuôi nghêu thịt đem lại lợi nhuận rất cao, ít rủi ro, ít tốn công chăm sóc, từ khi thả giống khoảng 10 - 14 tháng bắt đầu cho thu hoạch.
Đến đầu tháng 9, diện tích thả tôm nuôi của tỉnh Kiên Giang hơn 98.410 ha, vượt 9,34% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp 1.528 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến gần 20.000 ha và còn lại là tôm - lúa. Sản lượng thu hoạch tôm nuôi hơn 32.400 tấn, đạt gần 58% kế hoạch, bằng 99% so cùng kỳ.
Trong năm 2015, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.
Thời gian gần đây, giá cá sấu thương phẩm trên thị trường ổn định, người nuôi có lãi nên mô hình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình đang được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, quản lý đối tượng nuôi này đang còn nhiều kẽ hở, trở thành nỗi lo cho người dân.