Nhà sáng chế máy cày đa năng xứ Quảng

Chiếc cày đa năng của anh Lê Tất Dũng được làm bằng việc tận dụng các loại thiết bị, máy móc cũ của xe máy.
“Hàng ngày, tôi thấy bà con ở quê hì hục cuốc đất. Cuốc xong lại phải rạch hàng, tỉa hoặc gieo hạt, tốn nhiều thời gian, công sức.
Tôi đã nghĩ ra việc chế ra máy cày đa năng thay nhà nông làm những việc đó…”- anh Dũng nhớ lại. Sau hơn một tháng mày mò, nghiên cứu, chế tạo, cuối cùng chiếc máy cày đa năng của anh Dũng đã hình thành và vận hành thành công vào tháng 6.2014.
“Chiếc máy cày nhỏ gọn, nhưng có năng suất gấp hơn 10 lần so với lao động thường và rất có ý nghĩa khi rọc và gieo tỉa các loại cây xen canh trên đất đang trồng các loại cây khác.
Chức năng này các máy cày hiện có không làm được.
Với chiếc máy cày này, chỉ cần 1 lít xăng, chạy một tiếng đồng hồ, bà con nông dân có thể làm được 3- 4 sào đất, và một ngày có thể làm 30-40 sào”- anh Dũng khẳng định.
Hiện, nông dân nhiều nơi đã mua máy cày của anh Dũng về sử dụng.
Mỗi chiếc bán ra thị trường, anh Dũng bảo hành cho bà con từ 2-3 năm. Giá bán mỗi chiếc chừng 2,5 triệu đồng, trừ các chi phí, mỗi chiếc, anh chỉ lãi 500.000 đồng.
Sau khi sáng chế ra chiếc máy cày đa năng, anh Dũng còn sáng chế ra máy bóc vỏ đậu xanh khá hiện đại và hiệu quả. Với chiếc máy này, mỗi giờ có thể bóc được hơn 200kg hạt đậu xanh.
Điều anh Dũng trăn trở là kiếm đủ tiền để đăng ký độc quyền sáng chế chiếc máy cày đa năng. “
Nếu có nhà tài trợ đầu tư, tôi sẽ mạnh dạn mở rộng cơ sở để sản xuất hàng loạt máy cày đa năng nhằm giảm giá thành.
Khi đó, 10 chiếc máy cày đầu tiên tôi làm sẽ dành tặng cho nông dân nghèo ở các vùng…” - anh Dũng mơ ước.
Related news

Những năm gần đây, con tôm thẻ chân trắng đã đem lại cho nhiều hộ dân của tỉnh giàu lên nhanh chóng. Tuy nhiên, cùng với những cái được ấy là nguy cơ người dân đua nhau nuôi tôm thẻ chân trắng làm phá vỡ quy hoạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.

Vùng nuôi tôm hùm Vạn Thạnh (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) những ngày này thật u ám, bởi tôm hùm đang chết liên tục. Trên cầu cảng Đầm Môn, người dân hỏi han nhau về bệnh của tôm, ai nấy đều lắc đầu ngán ngẩm trước nguy cơ một vụ tôm thua lỗ .

Ngày 24/10, huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức tổng kết dự án “Huy động sự tham gia của người dân để bảo vệ môi trường phá Tam Giang”.

Việc thu hoạch rẹm chỉ trong thời gian từ 7 đến 10 ngày, không chỉ giúp nông dân vùng chuyển đổi sản xuất bảo vệ được vuông tôm, ruộng lúa, mà từ nguồn lợi được thiên nhiên ưu đãi, việc giăng bắt rẹm sẽ giúp cho người dân có thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống.

Chi cục Thủy sản, Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội thảo đầu bờ trình diễn kết quả mô hình “Nuôi cá rô phi hồng thương phẩm” tại hộ ông Đặng Thanh Vân, thị trấn Bình Minh, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình cho các cán bộ kỹ thuật, quản lý và một số hộ nuôi trồng thủy sản vùng bãi bồi ven biển Kim Sơn nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình.