Nhà Máy Đường Chậm Thu Mua, Nông Dân Bán Mía Giải Khát

Thay vì đợi tới khi vào vụ để bán mía cho các nhà máy ép đường, nhiều nông dân ở Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã chọn cách bán mía chục (bán cây lẻ) cho thương lái làm nước giải khát.
Đa phần nông dân bán mía chục là những hộ có diện tích canh tác nhỏ, từ 1-2 công hoặc trồng ở sân vườn quanh nhà. Ưu điểm của bán mía chục là có thể thu hoạch sớm, mía chỉ cần đạt 7-8 chữ đường chứ không phải đợi tới khi chín như bán cho nhà máy.
Ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng phòng NN-PTNT Phụng Hiệp cho biết, mấy tháng qua đã có 122/8.345 ha mía của huyện được nông dân thu hoạch bán mía chục, chủ yếu là giống mía chín sớm ROC 16.
Giá thương lái thu mua tại rẫy từ 22.000 – 24.000 đồng/chục (12 cây), sau đó chở đi bỏ mối cho các xe ép nước mía ở các trường học, khu đô thị…
Từ đầu tháng 9 đến nay, mía chục được thương lái thu mua nhiều nên dễ bán do đã vào mùa tựu trường.
Có thể bạn quan tâm

Trong mùa mưa, nền nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm cao, ẩm độ cao, ánh sáng ngày ngắn, chất lượng thức ăn thô xanh giảm; các loại vi khuẩn, vi-rút, ký sinh trùng, nấm bệnh phát sinh phát triển, nên gia súc cũng dễ mắc bệnh.

Ngày 18/9, Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm Lâm Đồng (LIFSAP) tổ chức hội nghị đánh giá việc áp dụng GAHP (thực hành chăn nuôi tốt) giai đoạn 2010 - 2015.

Thời gian qua, cùng với mô hình phát triển vườn cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn, nông dân xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang còn mạnh dạn chuyển đổi vật nuôi mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình.

Những năm gần đây, giá hạt tiêu liên tục tăng làm cho người dân đổ xô cắt cao su, điều để trồng hồ tiêu. Chính vì vậy giá cây tiêu giống cũng cao ngất ngưởng và rất hút hàng.

Người dân huyện Thạch An (Cao Bằng) gặp khó vì thạch đen mất mùa, mất giá.