Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhà Máy Chậm Mua, Ruộng Mía Trổ Cờ

Nhà Máy Chậm Mua, Ruộng Mía Trổ Cờ
Ngày đăng: 03/03/2014

Mía đến kỳ thu hoạch không được chặt, khiến hàng nghìn ha mía đường ở Thanh Hóa đang khô héo, trổ cờ bông lau.

Nguyên nhân là do các nhà máy đóng trên địa bàn không chịu thu mua mía cho dân vào đúng thời kỳ cao điểm của vụ thu hoạch.

Mía... “đắng”

Thanh Hóa có tới 12 huyện là vùng nguyên liệu mía phục vụ cho 3 nhà máy sản xuất đường, với diện tích khoảng 35.000ha, tương đương khoảng 3,2 – 3,5 triệu tấn mía, tập trung chủ yếu ở các huyện Thạch Thành, Nông Cống, Thường Xuân, Như Xuân, Ngọc Lặc... Trong đó, vùng mía của Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Nhà máy Đường Lam Sơn) khoảng 17.400ha, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan (Nhà máy Đường Việt – Đài) 11.000ha, còn lại là vùng mía của Công ty CP Mía đường Nông Cống (Nhà máy Đường Nông Cống).

Hiện đang là thời kỳ cao điểm các nhà máy thu mua mía để ép, nhưng các nhà máy vẫn chưa có “lệnh” chặt mía. Đi dọc đường Hồ Chí Minh từ huyện Thạch Thành đến Thường Xuân gần trăm km, đâu đâu cũng thấy những bãi mía trổ cờ, nhìn xa chẳng khác nào một rừng lau sậy. Bà Nguyễn Thị Đích ở thôn Tân Lý, xã Thành Tâm (Thạch Thành) chỉ tay về phía cánh đồng mía đang trổ bông, buồn rầu cho hay:

“Nhà tôi làm 1ha mía, nhưng nay mới thu hoạch được một nửa, nửa còn lại phần để lâu bị chuột cắn, phần cây khô héo, trổ cờ, nên năng suất và chữ đường giảm rất nhiều, kéo theo giá thành giảm từ 950.000 đồng/tấn, xuống còn 900.000 đồng/tấn. Cứ đà này độ 1 tháng nữa là mía trổ trắng đồng, thiệt hại, thua lỗ lại đổ lên đầu nông dân”.

Anh Phạm Văn Tâm (xã Minh Sơn, Ngọc Lặc) tỏ ra rất bất bình khi Nhà máy Đường Lam Sơn thu mía cầm chừng, khiến lượng mía trên đồng hiện còn rất nhiều. “Nếu chúng tôi vi phạm hợp đồng, nhà máy sẽ phạt trừ tiền ngay lập tức, ngược lại nhà máy vi phạm không thu mua mía, để mía khô, trổ bông thì không ai phạt. Dân kêu thì họ làm ngơ, hoặc hứa cho qua chuyện.

Thậm chí họ còn “lừa” chúng tôi chặt mía ra để cả tháng vẫn chưa chở đi, khiến sản lượng, chất lượng mía giảm rồi đánh tụt giá. Dân chúng tôi sắp đến đường cùng rồi” – anh Tâm nói.

Ông Mai Văn Nho – Giám đốc Công ty TNHH MTV Yên Mỹ (Nông Cống, Thanh Hóa), cho biết: “Công ty có 235ha mía, nhưng mới thu hoạch được trên 50%, số diện tích mía còn lại cũng đã trổ cờ 100%, nhưng do nhà máy trục trặc liên tục nên nông dân cũng phải dừng thu hoạch mía.

Theo ước tính, những ruộng mía bị trổ cờ hàng loạt khi chưa được thu hoạch sẽ giảm năng suất và thất thu từ 15 - 20% lợi nhuận. Vì phần lớn nông dân vùng nguyên liệu mía của tỉnh trồng và thu mua mía theo hợp đồng với các nhà máy, do vậy dù mía đã ra hoa, trổ cờ thì người nông dân vẫn không thể tự động chặt mía nếu chưa có lệnh thu hoạch”- ông Nho nói.

Bà Đỗ Thị Loan – Phó phòng Nông nghiệp huyện Thọ Xuân cho biết: “Toàn huyện có 3.520ha mía, hiện mới thu hoạch được khoảng 2.000ha, số còn lại đã trổ cờ hơn 1 nửa. Bà con nông dân đang rất hoang mang, lo lắng không phải vì công ty không thu mua mà vì mía trổ cờ”.

Ông Đỗ Văn Kỳ - Trưởng phòng Trồng trọt (Sở NNPTNT Thanh Hóa) cho biết, hết ngày 30.4 là thời hạn cuối thu hoạch mía, nhằm kịp thời vụ tiếp theo, nhưng hiện các công ty mới tiêu thụ được hơn 55% lượng mía. Trong khi đó, công suất tiêu thụ của Nhà máy Đường Lam Sơn khoảng 8.000 - 9.000 tấn/ngày, Nhà máy Đường Việt - Đài 6.000 tấn/ngày và Nhà máy Đường Nông Cống 2.200 - 2.500 tấn/ngày. Hiện lượng mía tồn khoảng 15.000ha, tương đương khoảng 1,5 triệu tấn, cứ đà này rất khó tiêu thụ hết

Theo anh Ngô Văn Hạnh - cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện Cẩm Thủy: “Hiện tượng trổ cờ xuất hiện là điều bình thường trong quá trình sinh trưởng của cây mía, nhưng điều đáng ngại là năm nay, mía trổ cờ với diện tích lớn và sớm hơn mọi năm”.

Theo phản ánh của bà con nông dân, mía trổ cờ chủ yếu ở các giống: ROC1, ROC10, 16; viên lâm, quế đường 93, 94… là các loại giống mía chủ lực mà mấy năm gần đây người dân vùng nguyên liệu trồng rất nhiều do năng suất, chữ lượng đường cao.

Thời tiết bất thường, ít mưa và khô hanh hơn mọi năm được xác định là những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mía trổ cờ. Nhưng một số ý kiến cũng cho rằng, rất có thể nguồn giống có “vấn đề” hoặc phương pháp chăm sóc, bón phân của người dân chưa phù hợp với điều kiện thời tiết năm nay. Ngoài ra, không ngoại trừ khả năng là do các nhà máy hoạt động chưa hết công suất, gây ảnh hưởng đến tiến độ thu mua.

Trao đổi với chúng tôi, ông Đặng Thế Giang – Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Mía đường Lam Sơn cho biết: “Tình trạng nhiều diện tích mía trổ cờ hiện nay có nguyên nhân chủ yếu là do diễn biến của thời tiết. Để tránh tình trạng thiệt hại cho người trồng mía, công ty vẫn đang ưu tiên thu mua những vùng có mía trổ cờ trước. Cứ theo tiến độ hiện nay, thì chỉ cuối tháng 3 công ty sẽ hoàn thành kế hoạch”.


Có thể bạn quan tâm

Mùa tôm ở Hoàng Mai (Nghệ An) Mùa tôm ở Hoàng Mai (Nghệ An)

Năm nay toàn tỉnh Nghệ An có hơn 1.350 ha nuôi tôm vụ 1. Là năm điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng kéo dài, niền nhiệt tăng cao dẫn đến tôm nuôi bị nhiễm bệnh, năng suất đạt thấp hơn năm trước. Tính đến cuối tháng 7, sản lượng mới đạt 1.250 tấn (năm ngoái 1680 tấn). Những ngày này bà con nuôi tôm vùng TX Hoàng Mai đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, tập trung thu hoạch tôm vụ 1, chuẩn bị thả tôm vụ 2:

30/07/2015
Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt Hiến kế tháo gỡ khó khăn cho ngành hàng vịt

Vịt là một trong 5 ngành hàng được ưu tiên lựa chọn phát triển trong Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Đồng Tháp. Song đến thời điểm hiện nay, ngành hàng này vẫn chưa có những bước phát triển xứng tầm với tiềm năng và lợi thế vốn có.

31/07/2015
Khôi phục ngành chăn nuôi Khôi phục ngành chăn nuôi

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của nông nghiệp vùng ĐBSCL. Tuy nhiên, thời gian qua việc phát triển các mô hình chăn nuôi gặp nhiều khó khăn như bị dịch bệnh, thiên tai, giá thức ăn tăng cao nhưng thị trường tiêu thụ không ổn định…

31/07/2015
Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển Vịt biển hướng mở cho nghề chăn nuôi vùng ven biển

Nông dân Phạm Văn Hải, Ấp Tư, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh phấn khởi nói: Vịt biển là giống vịt mới, rất thích nghi với vùng nuôi ven khu vực biển như ở Cầu Ngang. Đối với chăn nuôi vịt đòi hỏi phải đảm bảo nguồn nước trong quá trình phát triển của vịt, nếu như trước đây khi vào mùa khô thì nguồn nước ngọt trên các ao đìa không còn, vịt rất khó phát triển, do phần lớn là đất ngập mặn (ven biển).

31/07/2015
HDBank cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi lãi suất chỉ 9,69%/năm HDBank cho vay xây dựng chuồng trại chăn nuôi lãi suất chỉ 9,69%/năm

Là một trong những ngành kinh tế quan trọng, nông nghiệp Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ. Các doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi nay sẽ có thêm cơ hội thành công nhờ nguồn vốn cho vay xây dựng chuồng trại từ Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển TP.Hồ Chí Minh (HDBank).

31/07/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.