Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Đứt Nguồn Cung Thực Phẩm

Nguy Cơ Đứt Nguồn Cung Thực Phẩm
Ngày đăng: 01/07/2012

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), giá các loại thịt, thực phẩm trong cả nước đang giảm mạnh. Nếu không sớm cải thiện tình hình, nguy cơ đứt nguồn cung và giá thực phẩm lên đỉnh như năm 2011 sẽ tái diễn.

Nông dân điêu đứng

Giá thịt lợn hơi hiện nay đã giảm tới 30 - 40% so với tháng 1/2012, từ 4,8 - 5,1 triệu đồng/tạ xuống còn 3,5 – 3,8 triệu đồng/tạ, thậm chí có thời điểm còn 3,1 - 3,2 triệu đồng/tạ.

Không chỉ riêng lợn, giá gia cầm cũng đang giảm mạnh. Giá gà lông trắng dao động từ 26.000 - 29.000 đồng/kg, giảm 6.000 đồng/kg so với tháng trước. Trong khi đó, theo tính toán của các hộ chăn nuôi, giá cám hiện là 12.000 đồng/kg, cộng với tiền tiêm phòng… giá gà đã lên tới 34.000 đồng/kg.

Theo Cục Chăn nuôi, chưa năm nào giá thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ gia cầm lại xuống thấp như hiện nay (giá thịt lợn giảm trung bình 18 - 20%, giá thịt gia cầm giảm, thậm chí giá trứng giảm tới 40%). Theo Cục Chăn nuôi, thời tiết nắng nóng kéo dài và lạm phát kinh tế nên sức mua của người dân giảm hẳn.

Ngoài ra, sản phẩm thịt lợn, thịt gà lông trắng và trứng chủ yếu tiêu thụ bởi công nhân ở các công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp và thực tế ở khu vực này có nơi giảm tới 30% - 40%. Trong khi đó, thịt xuất khẩu gặp khó khăn do Trung Quốc tăng cường kiểm soát đường tiểu ngạch.

Nghiêm trọng nhất là thông tin thịt lợn nhiễm chất cấm tạo nạc đã khiến người tiêu dùng tẩy chay thịt lợn. Theo ông Trần Văn Hạt - Giám đốc kinh doanh Công ty CP, từ khi xuất hiện thông tin này, lượng thịt bán ra của công ty giảm hơn 15%, có thời điểm giảm tới 20 – 25%. Đại diện Công ty Vissan cũng cho hay, mức bán thịt heo trong các tháng 4 và 5 giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm 2011.

Trước tình hình này, những doanh nghiệp này chỉ thu mua lợn từ các trang trại có đầy đủ giấy kiểm dịch. Chính vì vậy, những hộ chăn nuôi còn lại không bán được hoặc bị thương lái ép giá.

9.000 tỷ đồng cứu chăn nuôi

Người chăn nuôi lao đao vì thua lỗ, khiến tình trạng treo chuồng hàng loạt tái diễn ở nhiều địa phương, tại Bắc Giang, một số trang trại đã giảm tổng đàn đến 60 - 70%, Đồng Nai giảm 20 - 30%, Hải Dương giảm 40 - 50%...

Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi - khuyến cáo, nếu không có biện pháp hỗ trợ, tình hình này tiếp tục diễn ra, khả năng thiếu thịt ở thị trường nội địa trong những tháng cuối năm là hoàn toàn xảy ra và nhập khẩu thịt lợn là không thể tránh khỏi.

Mặc dù Bộ NN&PTNT đã họp bàn tìm hướng cứu ngành chăn nuôi nhưng đến nay vẫn bế tắc. Bộ NN&PTNT đã giao Cục Chăn nuôi xây dựng đề án gói hỗ trợ vay lãi suất ưu đãi 9.000 tỷ đồng cho các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay, đề án này vẫn chưa hoàn thành. Ông Diệp Kỉnh Tần - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT - lo ngại: “Nếu không giải quyết được tình trạng này, 4 tháng nữa, chúng ta sẽ thiếu thịt dù hiện nay đang thừa”.

Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần cho biết đã chỉ đạo Cục Chăn nuôi nhanh chóng đề xuất chính sách hỗ trợ, tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho ngành chăn nuôi và cho rằng, các địa phương cần nhanh chóng rà soát tình hình nông dân bỏ nuôi, treo chuồng để có hướng khắc phục hiệu quả nhất giúp người chăn nuôi tái đàn.

Tuy nhiên, nhiều địa phương lại cho rằng, Bộ NN&PTNT cần có biện pháp mạnh để dịch bệnh không xảy ra, đồng thời có biện pháp bình ổn đầu ra cho người chăn nuôi, không để tình trạng giá đầu ra xuống thấp trong khi đầu vào tăng cao, đặc biệt tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận nguồn vốn vay.

Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 - 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.

12/08/2015
Tam Nông tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa Tam Nông tập trung phòng, trừ sâu bệnh hại lúa mùa

Hiện nay là thời điểm lúa mùa đang sinh trưởng mạnh, đồng thời cũng là giai đoạn khá nhiều loại sâu bệnh hại lúa như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bọ xít, rầy… phát triển mạnh. Trong hơn 10 ngày qua thời tiết không thuận lợi, liên tục có mưa khiến cho việc phun thuốc phòng trừ không đạt hiệu quả cao. Nhiều địa phương đã xuất hiện sâu bệnh hại lúa với mật độ khá cao, trong đó có huyện Tam Nông.

12/08/2015
Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy Kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa mùa tại huyện Thanh Thủy

Vừa qua, đoàn công tác do đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015 tại thị trấn Thanh Thủy. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục BVTV.

12/08/2015
Tư duy và cơ chế với cây sâm Tư duy và cơ chế với cây sâm

Cây sâm khúc trúc - tên gọi dân gian được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện vào năm 1973 trên sườn núi Ngọc Linh. Cây sâm đã được đưa vào chữa trị và chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ trong kháng chiến. Sâm Ngọc Linh cũng có tên từ đó. Là cây dược liệu đặc hữu với nhiều hàm lượng vi chất có trong củ, lá, cành còn nhiều hơn cả sâm Hàn Quốc, được các nhà khoa học thế giới khẳng định. Cây sâm có công dụng bồi bổ sức khỏe, chữa trị nhiều bệnh, phục hồi sức khỏe…

12/08/2015
Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản Thu tiền tỷ nhờ trồng đặc sản

Ông Nguyễn Văn Tân, nông dân tại xã Xuân Bảo (huyện Cẩm Mỹ), nổi tiếng tại địa phương vì có vườn cây rộng 5 hécta trồng đặc sản bơ, sầu riêng thu lãi cao. Đặc biệt, ông tự lai tạo ra giống bơ “khủng” với trọng lượng từ 1-1,6kg/trái, luôn bán được giá cao vì được thị trường ưa chuộng.

12/08/2015