Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Dịch Tôm Lan Rộng Ở Phước Hòa (Bình Định)

Nguy Cơ Dịch Tôm Lan Rộng Ở Phước Hòa (Bình Định)
Ngày đăng: 27/05/2013

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác. Đến giữa tháng 4 vừa qua, 100% diện tích đều được thả giống, song đến nay diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đã lên đến 30ha, và đang lây lan nhanh sang nhiều vùng nuôi tôm khác trong xã.

Ông Nguyễn Văn Dũng, cán bộ khuyến ngư xã Phước Hòa, cho biết: “Số diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh qua kiểm tra đều do môi trường, mặt khác do biến động thời tiết mưa bất thường vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi”.

Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác mà người nuôi tôm ở Phước Hòa chưa lường hết là yếu tố môi trường bất lợi. Năm 2012 ở tỉnh không xảy ra lũ lụt, nên quá trình cải tạo ao, hồ, cải thiện chất lượng môi trường dựa vào điều kiện tự nhiên không được diễn ra. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, đầu vụ nuôi mưa nắng thất thường, các ao nuôi luôn bị mất màu, độ pH trong ao nuôi luôn bị biến động, tạo môi trường không tốt.

Các chất thải nông nghiệp, xác súc vật chết luôn hiện diện trên các sông, mương, gây ô nhiễm nguồn nước, nên việc cấp nước tự nhiên vào ao nuôi cũng là tác nhân gây bệnh cho tôm. Về con giống, chỉ có vùng nuôi BTC bà con mua giống tôm thẻ chân trắng ở các trại giống có uy tín và đã qua kiểm dịch với giá 68 đồng/con, còn lại đa phần đều mua tôm giống trôi nổi trên thị trường với giá 25 đồng/con, chất lượng không đảm bảo.

Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở Phước Hòa chưa có dấu hiệu dừng lại, vì hầu hết các hồ bị dịch tôm đều không đóng cổng xử lý, mà đều xả thải ra môi trường. Chính quyền và ngành chức năng cần có biện pháp can thiệp, không để mạnh ai nấy làm dẫn đến nguy cơ dịch tôm lan rộng.


Có thể bạn quan tâm

Thu Mua Hạt Điều Cho Nông Dân Xã Cát Lâm Với Giá Cao Thu Mua Hạt Điều Cho Nông Dân Xã Cát Lâm Với Giá Cao

Từ cuối tháng 3 đến nay, Doanh nghiệp tư nhân Đức Mai (huyện Tây Sơn - Bình Định) - đơn vị tham gia liên minh sản xuất và chế biến hạt điều thuộc Dự án cạnh tranh nông nghiệp tỉnh - đã đến xã Cát Lâm tổ chức thu mua hạt điều của 57 hộ xã viên HTXNN 2 Cát Lâm, xã Cát Lâm (Phù Cát) cùng tham gia liên minh với giá 18.000 đồng/kg, cao hơn giá thị trường tại thời điểm 500 đồng/kg.

06/06/2013
Mô Hình Kinh Tế Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao Mô Hình Kinh Tế Mới Mang Lại Hiệu Quả Cao

Anh Võ Thiếu Sơn, ở ấp Bà Tiên 2, xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông - Tiền Giang) có 2 công đất đầm nuôi tôm nằm cặp theo sông Cửa Trung. Sau những vụ nuôi tôm không hiệu quả, anh Sơn quyết định chuyển sang thử nghiệm nuôi cá rô phi thương phẩm, ổn định cuộc sống.

30/10/2012
Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau) Nuôi Sò Huyết Thương Phẩm Mô Hình Mang Lại Hiệu Quả Cao Ở Đông Thới (Cà Mau)

Do trong quá trình nuôi ít tốn kém nên con sò huyết hiện nay đang được nhiều người dân xã Đông Thới, huyện Cái Nước (Cà Mau), đầu tư phát triển.

13/05/2013
Xuất Hiện Một Số Đối Tượng Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa Xuất Hiện Một Số Đối Tượng Sâu Bệnh Hại Lúa Mùa

Hiện nay toàn tỉnh đã hoàn thành việc gieo cấy trên 33.000ha lúa mùa, do ảnh hưởng thời tiết vụ mùa thường là vụ sâu bệnh phát sinh và gây hại mạnh trên cây lúa. Để nắm tình hình sâu bệnh gây hại, chỉ đạo phòng trừ kịp thời, từ ngày 8 đến 11-7, Chi cục Bảo vệ thực vật tổ chức tổng điều tra đánh giá nguồn sâu bệnh đầu vụ mùa trên địa bàn toàn tỉnh.

28/07/2013
Trồng Hồng Xiêm Xen Nhãn Miền Thiết Trồng Hồng Xiêm Xen Nhãn Miền Thiết

Với mục tiêu đa dạng hoá các loại cây ăn quả, nâng cao giá trị kinh tế trên một diện tích, vài năm lại đây, một số hộ dân ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn - Bắc Giang) đã mạnh dạn đưa cây hồng xiêm vào trồng. Đến thăm mô hình trồng hồng xiêm xen nhãn Miền Thiết của gia đình chị Phạm Thị Chúc, ở thôn Bắc 2, xã Quý Sơn thấy rõ sự năng động và cần cù của người dân nơi đây.

30/10/2012