Nguy Cơ Dịch Tôm Lan Rộng Ở Phước Hòa (Bình Định)

Vụ nuôi tôm năm nay, xã Phước Hòa (huyện Tuy Phước - Bình Định) thả nuôi trên diện tích 327 ha, trong đó có 15 ha vùng Kim Đông nuôi theo phương thức bán thâm canh (BTC), 20ha nuôi quảng canh cải tiến đơn tôm, diện tích còn lại nuôi tôm xen với các đối tượng thủy sản khác. Đến giữa tháng 4 vừa qua, 100% diện tích đều được thả giống, song đến nay diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh đã lên đến 30ha, và đang lây lan nhanh sang nhiều vùng nuôi tôm khác trong xã.
Ông Nguyễn Văn Dũng, cán bộ khuyến ngư xã Phước Hòa, cho biết: “Số diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh qua kiểm tra đều do môi trường, mặt khác do biến động thời tiết mưa bất thường vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 và nắng nóng ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi”.
Ngoài ra, còn có một nguyên nhân khác mà người nuôi tôm ở Phước Hòa chưa lường hết là yếu tố môi trường bất lợi. Năm 2012 ở tỉnh không xảy ra lũ lụt, nên quá trình cải tạo ao, hồ, cải thiện chất lượng môi trường dựa vào điều kiện tự nhiên không được diễn ra. Năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, đầu vụ nuôi mưa nắng thất thường, các ao nuôi luôn bị mất màu, độ pH trong ao nuôi luôn bị biến động, tạo môi trường không tốt.
Các chất thải nông nghiệp, xác súc vật chết luôn hiện diện trên các sông, mương, gây ô nhiễm nguồn nước, nên việc cấp nước tự nhiên vào ao nuôi cũng là tác nhân gây bệnh cho tôm. Về con giống, chỉ có vùng nuôi BTC bà con mua giống tôm thẻ chân trắng ở các trại giống có uy tín và đã qua kiểm dịch với giá 68 đồng/con, còn lại đa phần đều mua tôm giống trôi nổi trên thị trường với giá 25 đồng/con, chất lượng không đảm bảo.
Tình hình dịch bệnh tôm nuôi ở Phước Hòa chưa có dấu hiệu dừng lại, vì hầu hết các hồ bị dịch tôm đều không đóng cổng xử lý, mà đều xả thải ra môi trường. Chính quyền và ngành chức năng cần có biện pháp can thiệp, không để mạnh ai nấy làm dẫn đến nguy cơ dịch tôm lan rộng.
Related news

Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm ca cao đang rất cao, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đây là cơ hội lớn cho ngành ca cao Việt Nam, cần đầu tư cải thiện về “chất” từ sản xuất cho đến chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Như nhiều địa phương khác trong tỉnh, mặc dù đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới do hạn hán kéo dài nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hướng dẫn kịp thời của ngành chức năng và chính quyền địa phương nên nông dân huyện Mang Yang vẫn đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, hướng tới hoàn tất công tác gieo trồng vụ mùa năm 2015 đúng thời vụ.
Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.

Hiện nay, cùng với nhiều mô hình kinh tế đang được người dân xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, thực hiện thì mô hình chăn nuôi trâu đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế, giúp người nông dân ổn định cuộc sống.