Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch lý quả chuối

Nghịch lý quả chuối
Ngày đăng: 25/11/2015

Có hay không chuyện Trung Quốc ép giá?

Thời gian qua, câu chuyện tiêu thụ chuối cho nông dân lại sốt lên.

Giá chuối tiêu hồng loại đẹp bán tại vườn ở các tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc từ 6.000 – 7.000 đ/kg năm trước bỗng tụt chỉ còn một nửa.

Như thường lệ, nông sản rẻ thì người mua lại càng ít.

Nhất là lực lượng thương lái Trung Quốc, theo như lời của nhiều thương lái thu gom chuối phía Bắc cho biết, năm nay chẳng còn thấy sang tranh mua như mọi năm.

Mối nghi ngờ về việc tư thương Trung Quốc “chơi khăm”, ép giá theo đó cũng rộ lên.

Vậy vì sao năm nay giá chuối lại đột nhiên tụt như thế?

Tại hội nghị bàn giải pháp tiêu thụ chuối do Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại Nông lâm thủy sản và Nghề muối (Bộ NN-PTNT) và Sở NN-PTNT Hưng Yên tổ chức hôm qua (24/11), bà Nguyễn Thị Nga, GĐ Cty TNHH Hoàng Lan (Lào Cai) cho biết:

5 năm gần đây, Cty Hoàng Lan liên kết với nông dân huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã tổ chức SX chuối quy mô tập trung, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt với diện tích khoảng 500 ha, mỗi năm XK khoảng 15 nghìn tấn, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài Trung Quốc, hiện Cty Hoàng Lan cũng đã XK thí điểm được chuối đi một số thị trường khác như Ấn Độ, các nước Trung Đông, châu Âu…

Về giá chuối, bà Nga cho biết vụ chuối năm nay, hiện giá XK sang Trung Quốc chỉ còn khoảng 3.500 – 4.000 đ/kg, giảm một nửa so với năm 2014, tuy nhiên, giá chuối XK sang các thị trường khác như EU, Đông Âu hay Trung Đông không giảm quá sâu.

Mặc dù giá chuối tụt mạnh, tuy nhiên Cty Hoàng Lan khẳng định sẽ vẫn tiếp tục nâng diện tích chuối thâm canh lên khoảng 700 ha tại Lào Cai vào năm 2016, đồng thời hợp tác với nông dân tại Bắc Mê (Hà Giang) trồng thêm khoảng trên 230ha chuối từ năm tới.

Lý giải về việc chuối giảm giá mạnh năm nay, bà Nga cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do chuối tại nhiều nước, nhất là Trung Quốc năm nay được mùa lớn.

Trung Quốc hiện có hơn 450 nghìn ha chuối, nhiều gấp ba lần Việt Nam.

Năm nay lại là năm rất ít bão nên chuối Đài Loan, Philippines, Trung Quốc và cả Việt Nam thiệt hại rất ít nên sản lượng tăng mạnh.

Nguyên tắc cung cầu, sản lượng tăng đột ngột thì giá hạ là chuyện đương nhiên!

“Tôi XK chuối và làm ăn với đối tác Trung Quốc từ lâu nên tôi biết, làm gì có chuyện thương lái của bạn năm nay cố tình không sang mua chuối của ta nữa! Phải biết, vấn đề ở đây là chuối của chúng ta xấu hơn chuối của họ rất nhiều.

Hiện các vùng chuối Trung Quốc được trồng tập trung quy mô lớn, với quy trình rất hiện đại, nhất là bảo quản sau thu hoạch nên năng suất, chất lượng, mẫu mã rất tốt.

Ngay cả quy trình trồng chuối hơn 500ha của Cty chúng tôi, mặc dù đã học theo cách làm của họ nhưng chất lượng, mẫu mã chuối vẫn chưa là gì so với họ.

Trong hoàn cảnh chuối nhiều nơi được mùa, chuyện thương lái Trung Quốc chỉ mua chuối của họ đẹp hơn, lại rẻ hơn là bình thường thôi”, bà Nga thẳng thắn.

Cùng nhận định với bà Nga, ông Phạm Năng Thành, chủ trang trại chuối 3T (xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên), đồng thời cũng là đơn vị có kinh nghiệm thu mua, XK chuối sang Trung Đông, Nga, EU… phân tích: Bên cạnh nguyên nhân do chuối các nước trong khu vực được mùa khiến giá chuối hạ, thì việc chất lượng chuối của Việt Nam rất thấp khiến việc tiêu thụ càng thêm khó khăn.

“Trong khi XK khó khăn thì ở trong nước, việc thương lái xử lí chuối bằng chất độc, thậm chí bằng thuốc trừ cỏ càng khiến người tiêu dùng hoang mang, tẩy chay.

Họ buộc phải tìm tới các nguồn chuối trong siêu thị, có nguồn gốc xuất xứ, nhưng kênh tiêu thụ này hiện nay lại chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Rõ ràng, chúng ta đang tự làm khó mình trên mọi phương diện”.

- TS Nguyễn Văn Dũng, Viện Nghiên cứu Rau quả.

Theo ông Thành, liên tiếp 5 năm qua, do bão rất nhiều nên chuối liên tục mất mùa.

Vì vậy mặc dù chuối chúng ta rất xấu, nhưng do khan hàng nên đối tác, nhất là thương lái Trung Quốc vẫn sẵn sàng vét hết hàng, mua với giá cao.

“Nông dân thấy giá chuối cao, lại tăng liên tục qua các năm nên tưởng SX như thế, chất lượng như thế là ngon rồi, ai ngờ năm nay chuối khắp nơi được mùa, té ra chuối chúng ta chẳng có ai mua vì quá xấu.

Đây âu cũng là một dịp để biết chúng ta đang ở đâu, cần phải làm gì”, ông Thành nêu ý kiến.

Thừa mà thiếu

Theo FAO, hơn 10 năm qua, giá chuối XK thế giới liên tục tăng, từ chỗ bình quân 125 USD/tấn năm 2006 lên mức 275 USD/tấn năm 2012 và tăng tiếp khoảng 20% giá trong năm hai năm 2013 – 2014.

Tại Việt Nam, theo thống kê chưa đầy đủ, từ 2010 đến nay, diện tích chuối theo đà tăng giá XK cũng liên tục tăng, từ khoảng hơn 100 nghìn ha năm 2010 lên ổn định ở mức 125 nghìn ha từ năm 2012 trở lại đây, trong đó nhiều nhất là ĐBSCL và vùng ĐBSH.

So với một cường quốc XK chuối như Philippines, tổng diện tích chuối của Việt Nam không thua kém quá nhiều, nhưng lượng chuối XK của Việt Nam (theo thống kê của FAO đến năm 2011) chỉ khoảng 40 nghìn tấn (trên tổng sản lượng hơn 1,4 triệu tấn/năm), trong đó chủ yếu là sang Trung Quốc.

Năm 2014, chuối Việt Nam XK bất ngờ tăng mạnh, nhờ sức hút khắp thị trường từ châu Á đến châu Âu, tạo cơn sốt chuối trong nước; hàng loạt đơn đặt hàng đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước EU, Nga… với nhu cầu hàng trăm tấn chuối/ngày.

Thế nhưng nghịch cảnh là chuối trong nước thừa mứa, nhưng DN lại không thể kiếm đâu ra hàng để XK, nguyên do chất lượng chưa đảm bảo.

Theo ông Phạm Năng Thành, chủ cơ sở SX chuối 3T, mặc dù giá chuối XK sang Trung Quốc giảm mạnh, tuy nhiên hiện giá chuối XK sang Nga, Trung Đông vẫn giữ ở mức khá, chấp nhận được.

Hiện tại, cơ sở anh Thành vẫn XK ổn định sang Nga với lượng 2 container chuối/tuần.

Năm 2014, một đơn hàng 2.000 tấn từ các nhà NK thị trường Dubai (Ả Rập thống nhất) chào mời các nhà XK của Việt Nam, nhưng không DN nào đủ khả năng cung cấp.

Theo ông Thành, mặc dù tổng diện tích, sản lượng chuối ở phía Bắc tính ra rất lớn, nhưng mỗi nơi trồng một tí, chẳng theo quy trình kỹ thuật nào nên không những giá thành bị đội lên, mà chất lượng, mẫu mã rất xấu, hầu hết không đáp ứng được yêu cầu nhà NK.

Trong khi đó, yêu cầu kiểm soát chất lượng của nhà NK rất nghiêm ngặt khiến DN xuất khẩu nào cũng sợ dính chuyện kiểm tra chất lượng.

Việc trồng nhỏ lẻ, rải rác khắp nơi cũng khiến việc thu mua, sơ chế, bảo quản, đóng gói rất khó, chi phí quá lớn.

TS Phan Thế Công, Trưởng bộ môn Kinh tế học vi mô (ĐH Thương mại) chỉ ra: Cùng với nhiều loại hoa quả có giá trị liên tục được XK sang các thị trường khó tính, nhất là Nhật Bản thời gian gần đây, chuối là loại hoa quả rất có tiềm năng của Việt Nam tại Nhật Bản cũng như nhiều nước không SX được chuối như Đông Âu, Trung Đông…

Tuy nhiên, để XK, trước hết phải có sản lượng ổn định, chất lượng đồng đều, đáp ứng yêu cầu rất khắt khe về quy định ATTP, được kiểm tra chất lượng, giám sát trong suốt quá trình SX, được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ chất lượng, ghi nhãn hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, đóng gói sơ chế… theo yêu cầu của nhà NK.

Tuy nhiên, có rất ít DN của Việt Nam biết được những quy định thông lệ buôn bán này, hoặc biết nhưng không muốn làm vì sợ tốn kém, rắc rối, mà chỉ muốn XK tiểu ngạch sang Trung Quốc cho nhanh gọn.


Có thể bạn quan tâm

Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng Vũ Ðoài (Thái Bình) Nuôi Cá Lồng Trên Sông Hồng

Mô hình nuôi cá lồng trên sông là phương thức chăn nuôi mới, cho giá trị và hiệu quả kinh tế cao được xã Vũ Ðoài (Vũ Thư - Thái Bình) chú trọng phát triển từ năm 2012. Vũ Ðoài có sông Hồng chảy qua, với đặc tính nước ngọt, lợ rất phù hợp và thuận lợi cho việc nuôi cá lồng, chủ yếu là giống cá diêu hồng, cá lăng và cá chép V1.

21/01/2015
Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Thủy Sản Nguy Cơ Cạn Kiệt Nguồn Thủy Sản

Ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: “Việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện là một cách khai thác phản khoa học, phá hủy sinh cảnh lâu dài, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Hệ quả của việc đánh bắt đó là phải mất nhiều năm mới phục hồi lại được môi trường thủy sinh”.

21/01/2015
Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng Lại Nuôi Vịt Trong Hồ Dầu Tiếng

Việc nuôi vịt trong hồ tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Vì nước trong hồ Dầu Tiếng không chỉ dùng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn nước tiêu dùng cho TP.Tây Ninh và một phần TP.Hồ Chí Minh.

21/01/2015
Năm 2015, Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Sẽ Nhập Thêm 900 Con Bò Sữa Năm 2015, Trang Trại Bò Sữa Thanh Hóa 2 Sẽ Nhập Thêm 900 Con Bò Sữa

Nhằm cung cấp thêm nguồn nguyên liệu sữa tươi cho các nhà máy của Vinamilk, cũng như nâng cao chất lượng đàn bò sữa, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk phấn đấu năm 2015 nhập khẩu thêm khoảng 900 con bò sữa về trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận (Như Thanh), nâng quy mô đàn bò vắt sữa của trang trại lên hơn 2.000 con.

21/01/2015
Giá Heo Hơi Rớt Thảm, Người Chăn Nuôi Lỗ Nặng Giá Heo Hơi Rớt Thảm, Người Chăn Nuôi Lỗ Nặng

Từ tháng 10.2014 đến nay, giá heo ở Hoài Ân (Bình Định) bắt đầu sụt giảm nghiêm trọng. Hiện giá heo loại đẹp, nạc nhiều, trọng lượng từ 60kg - 70kg/con chỉ còn 42 ngàn đồng đến 43 ngàn đồng/kg; heo từ 80kg đến 1 tạ/con chỉ bán được với giá từ 34 ngàn đồng đến 35 ngàn đồng/kg.

21/01/2015