Nguồn Rau Chính Ở Đảo Phú Quý
Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…
Cách đây không lâu, chúng tôi đến khu vực trồng rau ở thôn Phú An, xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, bắt gặp những thửa rau xanh tươi trải dài hai bên con đường bê tông nông thôn dẫn vào thôn này. Chị Đoàn Thị Thiêm đang phun nước tưới vài đám rau, đoạn ngừng tay nghỉ, chị cho biết: Ở khu vực này đất ẩm thấp, khá thích hợp trồng các loại la ghim.
Gia đình tôi đã trồng 2 sào rau củ mấy năm nay, đồng thời đầu tư vốn khoan thêm 2 giếng chủ động tưới nước vào mùa khô; nên ruộng rau lúc nào cũng đảm bảo độ ẩm. Chừng hai tháng rưỡi, tôi thu hoạch một lần bán cho những người mua sỉ, lẻ trong vùng. Nguồn thu nhập chính từ vườn rau cộng thêm nghề phụ chăn nuôi heo, gà đạt gần 40 triệu đồng/năm, đảm bảo trang trải cuộc sống gia đình…
Cũng như chị Thiêm, khá nhiều gia đình ở thôn Phú An sinh sống bằng nghề trồng rau, cây trái, phụ thêm chăn nuôi. Hiện trong thôn có 50 hộ trồng rau xanh, hoa quả tươi, nông sản ngắn ngày trên diện tích hơn 6 ha. Bình quân mỗi hộ 1 sào. Có hộ trồng lên tới 7 sào rau các loại, như gia đình ông Đặng Văn Sư chuyên nghề này hơn 10 năm nay. Ông cho hay, mỗi năm trừ chi phí lãi hơn 90 triệu đồng.
Tỷ lệ hộ làm vườn ở Phú An chiếm 30% toàn thôn, đáp ứng nhu cầu rau xanh trên đảo trong những năm gần đây. Bây giờ, nhiều người dân ở đảo cần thực phẩm xanh tươi đều đến làng rau này. Ở đây, vào mỗi buổi sáng sớm và chiều về khá rộn ràng cảnh bà con chăm bón rau các loại, hay thu hoạch cung cấp thực phẩm xanh mỗi ngày, kịp bán cho khách hàng.
Ông Nguyễn Thế Giang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ngũ Phụng cho hay, nghề trồng rau thôn Phú An có từ khá lâu, nhưng nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu mỗi gia đình, làng xóm trong thôn; chỉ phát triển mạnh, tập trung vài năm gần đây, tạo công ăn việc làm, thu nhập chính cho bà con. Rau xanh Phú An đa dạng như cải ngọt, xà lách, hành hoa, mồng tơi, húng lũi, cà chua, dưa leo, các loại rau gia vị…
Cùng với đó, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh cũng đã ra đảo hướng dẫn khá nhiều người dân trong thôn về mô hình trồng rau trên cát, trồng rau trong nhà lồng bằng lưới, nhằm mở rộng diện tích, tăng năng suất, hiệu quả cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân làng nghề. “Các đoàn thể xã Ngũ Phụng đang vận động thành lập hội trồng rau, hội làm vườn vào cuối năm nay, để hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm trồng rau phát triển mạnh làng nghề truyền thống này”, ông Giang cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm
Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.
Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Mô hình chăn nuôi bò sữa trên địa bàn huyện Khoái Châu (Hưng Yên) được bắt đầu phát triển từ năm 2003 với sự hỗ trợ theo chương trình đề án chăn nuôi bò sữa của tỉnh, triển khai tại các xã vùng màu, vùng bãi, vùng bối. Tuy nhiên, sau một thời gian đàn bò sữa trên địa bàn huyện bị giảm do một số con bị ốm không chữa được, do đẻ khó, một số con sau khi nuôi bị vô sinh, sữa kém nên phải loại thải. Thị trường tiêu thụ sữa gặp khó khăn, giá sữa xuống thấp trong thời gian dài, người chăn nuôi bò sữa được lãi thấp, thậm chí bị thua lỗ nên một số hộ đã bán bò để thu hồi vốn trả nợ ngân hàng. Cùng thời điểm, giá bò lai sind giá lên cao, lãi nhiều, chăn nuôi lại đơn giản hơn bò sữa, nhiều hộ giảm bò sữa chuyển sang chăn nuôi bò lai sind, lấy giống cho bò sữa bằng bò lai sind. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thú y còn mỏng, thiếu kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị bệnh và thụ tinh nhân tạo; giá đầu vào như thức ăn tinh, công lao động, thuốc thú y... tăng cao trong khi giá sữa lại thấp và kéo dài, làm cho chăn nuôi
Theo Chi cục Thủy sản Cần Thơ, từ giữa tháng 3/2013, giá cá tra nguyên liệu trên địa bàn thành phố ở mức 19.500 - 21.000 đồng/kg, đến đầu tháng 4, giá cá nhích lên 500 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất dao động từ 23.000 - 24.000 đồng/kg. Ở thời điểm giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ thì giá cá tra giống lại giảm 3.000 đồng/kg so với tháng trước.
Không chịu sức ép từ gà thải loại nhập lậu, trong khi khu cầu thực dịp tết tăng mạnh nên gà chăn nuôi trong nước được giá. Người tiêu cũng tin tưởng hơn vì gà chất lượng bảo đảm dịp Tết còn người chăn nuôi phấn khởi vì có thêm thu nhập.