Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng

Giúp Nhà Nông Đưa Máy Xuống Đồng
Ngày đăng: 20/04/2012

Với sự hỗ trợ của Hội ND, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên cùng Công ty TNHH Cường Đại, nhiều hộ ND ở Thái Nguyên đã mua được máy cày theo phương thức trả chậm.

Thiếu tiền vẫn có máy cày

Anh Lê Văn Hoàn ở xóm Diện, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, cho biết: "Trước đây việc làm đất của gia đình tôi chỉ nhìn vào con trâu. Làm xong ruộng của gia đình, hai vợ chồng thay nhau đi cày bừa thuê cho các gia đình khác nhưng cũng chỉ đủ ăn. Tôi có ý định mua máy cày từ lâu nhưng tích cóp mãi vẫn chưa đủ tiền. Khi biết Công ty TNHH Cường Đại có chương trình giúp ND mua máy cày, tôi mạnh dạn đề xuất và được công ty bán cho một chiếc máy cày BH12 giá 28 triệu đồng. Gia đình tôi chỉ phải trả trước 10 triệu đồng, số tiền còn lại tôi được nợ 6 tháng không phải trả lãi. Có con trâu sắt, vợ chồng tôi làm dịch vụ, chỉ vài vụ sẽ trả hết tiền mua máy".

Anh Đồng Văn Phương ở xã Hồng Tiến (Phổ Yên) là một trong những người đầu tiên mua máy cày khi Công ty Cường Đại có chương trình hỗ trợ ND, chia sẻ: "Tôi là người đầu tiên trong làng mua chiếc máy cày này (năm 2010), giá 25 triệu đồng. Tôi chỉ phải trả 10 triệu đồng, số tiền còn lại được công ty cho nợ, 6 tháng đầu không tính lãi. Vụ đầu tiên có máy cày tôi cày bừa thuê 30 mẫu ruộng, mỗi mẫu được 1,5 triệu đồng, trừ chi phí gia đình tôi thu về 39 triệu đồng. Hai tháng sau khi mua máy tôi có tiền trả hết nợ chiếc máy cày". Bên ngôi nhà 2 tầng mới xây, anh Phương tiết lộ, năm 2012 này, anh sẽ mua thêm chiếc máy tuốt lúa của Công ty và giới thiệu cho người em họ ở xã bên mua cùng.

Theo ông Trần Văn Nguyên- Trưởng ban Kinh tế- xã hội Hội ND tỉnh Thái Nguyên: Năm 2009, khi Công ty TNHH Cường Đại là đại lý phân phối chính thức của Công ty Máy kéo và máy nông nghiệp, Hội ND đã phối hợp với Ngân hàng NNPTNT và Công ty Cường Đại giúp ND mua máy nông nghiệp theo hình thức trả chậm.

Ông giám đốc của nông dân

Nói về lý do cho ND mua máy nợ tiền, anh Cường bảo: “Tôi sinh ra, lớn lên tại xóm Hiệp Đồng, xã Đồng Tiến, huyện Phổ Yên, Bố tôi là liệt sĩ, nhà chỉ có hai mẹ con, học hết lớp 7 rồi phải bỏ học đi làm. Tôi từng bươn chải nhiều nghề kể cả đi làm thuê, nên tôi thấu hiểu cái cảnh vất vả làm ruộng của người dân quê tôi vì không có máy móc". Không chấp nhận số phận, anh Cường vay mượn bạn bè cùng với số tiền mình tích cóp được mở một cửa hàng kinh doanh các mặt hàng sắt, thép, tấm lợp, máy nông nghiệp. Năm 2006 anh thành lập Công ty TNHH Cường Đại chuyên kinh doanh sắt, thép, vật tư, máy nông nghiệp...

Anh Cường cho biết, trong 2 năm 2009- 2010 Công ty phối hợp với Hội ND tỉnh cung ứng 500 máy nông nghiệp các loại chủ yếu là máy cày và máy tuốt lúa cho ND theo hình thức hỗ trợ, lãi suất của Chính phủ.

Năm 2011, Công ty tiếp tục phối hợp với Hội ND hỗ trợ ND mua máy. Cụ thể, với các khách hàng mua máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản được Công ty cho nợ 50% tiền mua sản phẩm, 6 tháng không phải trả lãi. Anh Cường cho biết, năm 2011 Công ty đã bán 120 máy nông nghiệp cho ND trong huyện theo phương thức này. “Chỉ sau một, hai vụ bà con có đủ tiền để trả cho công ty"- anh Cường khẳng định.

Không chỉ bán máy, Công ty rất quan tâm đến chăm sóc khách hàng, như: Cử cán bộ xuống tận hộ ND kiểm tra máy, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng máy; nhận con em ND nghèo vào làm. Hiện nay 40 lao động đang làm việc tại Công ty với mức lương 4 triệu đồng/tháng. Chị Nguyễn Thị Anh, công nhân cơ khí của công ty phấn khởi: "Từ khi vào làm việc tại Công ty Cường Đại tôi đã có thu nhập ổn định...".


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD Xuất Khẩu Tôm Đạt Kim Ngạch 3,8 Tỉ USD

Tuy nhiên miền Trung có tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lớn nhất, chủ yếu là nuôi tôm chân trắng. Về cơ cấu tỷ lệ nuôi tôm chân trắng và tôm sú, đang có sự chuyển dịch đối với diện tích nuôi với tôm chân trắng chiếm tỷ lệ 12,5% và tôm sú 87,5%; trong khi đó tỷ lệ về sản lượng tôm chân trắng và tôm sú tương ứng là 56,9% và 43,1%. Điều đó cho thấy tôm chân trắng đóng góp rất lớn cho sự gia tăng sản lượng tôm nuôi của cả nước.

05/11/2014
Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa 'Chảy' Vốn Đóng Tàu Vỏ Sắt Chưa 'Chảy'

Vẫn chưa có địa phương nào phê duyệt được danh sách ngư dân đủ điều kiện vay vốn đầu tư đóng tàu vỏ sắt nên dòng vốn này vẫn "chưa chảy" - ông Phạm Ngọc Tuấn, Phó cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN-PTNT) - thông tin như vậy tại buổi tọa đàm chủ đề: Để ngư dân vững vàng vươn khơi, do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 4.11 tại Hà Nội.

05/11/2014
Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc Vụ Tôm Nước Lợ Năm 2014 Phát Triển Vượt Bậc

Ông Nguyễn Huy Điền, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết: Tính đến nay, cả nước đã thả nuôi được 685.000 ha tôm nước lợ (đạt 102,2% kế hoạch), trong đó diện tích nuôi tôm sú 590.000 ha, tôm thẻ chân trắng 95.000 ha, sản lượng thu hoạch 660.000 tấn (đạt 120% kế hoạch và tăng 20,4% so năm 2013). Giá trị kim ngạch XK 9 tháng đầu năm ước đạt 6,48 tỷ USD, trong đó XK tôm đạt 2,93 tỷ USD.

05/11/2014
Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y Khẩn Trương Thống Nhất Giao Nhiệm Vụ Thú Y Thủy Sản Cho Cơ Quan Thú Y

Ở Trung ương, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y thực hiện nhiệm vụ thú y thủy sản, bao gồm công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch thủy sản và quản lý thuốc thú y, bao gồm cả thuốc thú y dùng cho thủy sản (tại Quyết định số 666/QĐ-BNN-TCCB ngày 4/4/2014)

05/11/2014
Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất Hội Nghị Phân Bón Và Hóa Chất

Nhằm giải quyết bài toán khó khăn về thị trường phân bón và hóa chất hiện nay, Bộ NN-PTNT thôn tổ chức “Hội nghị phân bón và hóa chất trong canh tác nông nghiệp". Hội nghị là hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 14 - AgroViet 2014, diễn ra từ ngày 14 đến ngày 17/11/2014 tại Hà Nội.

05/11/2014