Nguồn gốc và giá trị của cây mắc ca

Chuyến du lịch thế giới của cây mắc ca bắt đầu vào năm 1882, khi chúng được vận chuyển một cách bí mật đến Hawaii. William H, Purvis dự định trồng mắc ca làm bờ rào chắn gió cho các nông trường mía. Tuy nhiên mùi vị ngào ngạt của hoa trái mắc ca đã làm cho chính chúng tự nổi tiếng.
Nông trại trồng mắc ca đầu tiên được hình thành trên quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên mãi đến năm 1960, cây mắc ca mới du nhập vào Âu Châu, dù vậy, hiện nay đây là một trong 3 loại hạt được đánh giá cao nhất tại châu lục này.
Châu Úc hiện là nơi nắm giữ vị trí “thống lĩnh” của loại cây đặc biệt này với 600 nông trại (2 triệu cây), Hawaii xếp thứ hai. Phần còn lại “vào tay” New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, California và Paraguay.
Đây là một đối tượng cây trồng cho quả hạch có lịch sử trẻ nhất trong các loại cây trồng mà con người biết đến. Tuy vậy, với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “Hoàng Hậu của các loại hạt”.
Mắc ca là loại cây quả khô quý hiếm, nhân của Mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc, hạt điều, hạnh nhân… Trong dầu mắc ca có chứa tới 87% axit béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra còn chứa vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, phốt pho, magie… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Mắc ca cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác, người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi. Omega-3 từ thực vật trong mắc ca đưa loại hạt này vào danh mục “những loại hạt đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch”. Tại Việt Nam, từ năm 1994 cây mắc ca đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở Ba Vì, Đắk Lắk, Đắk Nông, Sơn La, Phú Thọ, đang được nhân rộng và trồng xen canh cùng cây cà phê.
Related news

Huyện Phù Cát (tỉnh Bình Định) hiện có 1.023 tàu thuyền, tổng công suất 112.898 CV, tăng 14.436 CV so với cùng kỳ năm trước. Trong số 365 tàu có công suất 90 CV trở lên, có 294 tàu được tỉnh phê duyệt đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu đánh bắt xa bờ. Trong đó có 53 tàu trực tiếp khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc, đã được hỗ trợ hơn 16 tỉ đồng với 275 chuyến biển.
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.