Nguồn Cá Đồng Tự Nhiên Ngày Một Giảm
Gần đây lượng cá đồng giảm nhiều do nạn khai thác cá non và dùng điện đánh bắt.
Bắc Cà Mau là vùng ngọt hóa, hàng năm người dân có nguồn lợi khá lớn từ cá đồng tự nhiên. Huyện Trần Văn Thời và U Minh là 2 địa phương được xem là cái nôi của cá đồng. Tuy nhiên, gần đây lượng cá đồng giảm nhiều do nạn khai thác cá non và dùng điện đánh bắt.
Ông Trần Văn Sáu, một hộ dân canh tác trong đất rừng U Minh Hạ (huyện U Minh) nói: "Thời tôi còn nhỏ, người ta ăn cá lóc phải lựa con cỡ bắp chân (1 kg trở lên), cá rô to 4-5 con/kg mới bắt. Bây giờ, kiếm con cá lóc tự nhiên trên 1 kg đỏ con mắt không ra, do nhiều người dùng lưới mành, lưới mùng kéo bắt cả cá non...
Ông Phạm Văn Sóng, Phó Trưởng Phòng NN-PTNN huyện U Minh cho biết: Theo quy định của ngành chức năng, người dân chỉ được mua bán cá đồng đủ kích cỡ, như cá lóc 6 con/kg, cá rô 10 con/kg, cá bổi (sặt rằn) 10 con/kg. Loại cá có trọng lượng nhỏ hơn không được phép mua bán. Quy định như vậy, song trên thực tế việc quản lý gặp rất nhiều khó khăn!
Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT cho biết, chúng tôi đã thành lập đội kiểm tra liên ngành quản lý tình trạng mua bán, vận chuyển cá non tại các chợ trong tỉnh. Ðối với hành khai thác, buôn bán cá non chúng tôi kiên quyết xử lý theo đúng quy định pháp luật. Ðồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân có ý thức bảo vệ cá non.
Có thể bạn quan tâm
Ðể có được những giọt mật ngon, những người nuôi ong ngày này qua tháng nọ phải lang bạt khắp nơi để đưa đàn ong đi tìm mật. Nhiều rủi ro bất trắc trên đường di chuyển, nhưng bù lại nghề này có thể cho thu nhập rất cao nếu tìm được vùng hoa có nhiều mật.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương
Người tiên phong đó là chị Nguyễn Thị Thanh (47 tuổi, ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Đến nay, sau gần 20 năm, mô hình này đã thành công, vừa mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình, vừa tạo công ăn việc làm cho hàng chục lao động địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu.
Ngành chăn nuôi Việt Nam đầu vào đã không tự chủ được và ngày càng bị lấn át bởi các doanh nghiệp từ Trung Quốc, Thái Lan, đầu ra cũng bị cạnh tranh khốc liệt, không có thế mạnh xuất khẩu mà chỉ tiêu thụ trong nước, TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện VEPR nhận xét.
Đó là chia sẻ của TS Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) khi nhận định về những khó khăn, thách thức mà ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phải đối mặt khi gia nhập các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới.