Người Trồng Tự Đánh Mất Thương Hiệu
Tỷ lệ cho phép quả non và xanh của cà phê thu hoạch chỉ chiếm dưới 5%, tuy nhiên bằng mắt thường có thể thấy, tại Quảng Trị tỷ lệ này đã vượt 20%.
Với năng suất bình quân 1 ha cho 12 tấn quả tươi, năm nay cà phê Khe Sanh thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có thể xem là được mùa. Tuy nhiên giá mỗi kg đến thời điểm này mới chỉ đạt 4.200 đồng/kg quả tươi, trong khi tiền công thu hoạch là 1.500 đồng.
Thực tế này khiến người trồng buộc phải thu hoạch thiếu chọn lọc nên tỷ lệ quả non và tươi vượt quá tiêu chuẩn, gây khó khăn cho các nhà máy chế biến, tác động không nhỏ đến thương hiệu cà phê xuất khẩu. Đầu vào của nguyên liệu không đạt chuẩn quy định ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất của việc chế biến cũng như giá trị xuất khẩu cà phê nhân ra nước ngoài.
Với sản lượng trên 40.000 tấn cà phê Arabica mỗi năm, có thể nói Khe Sanh là một trong những vùng nguyên liệu cà phê trọng điểm của khu vực miền Trung. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là năm nay cà phê được mùa nhưng lại tiếp tục mất giá. Nếu như trước đây, 1kg bán được giá trên 6.000 đồng thì đến thời điểm này chỉ 4.000 đồng, trong khi đó tiền công thu hoạch đã gần 2.000 đồng. Người trồng cà phê xem như bị lỗ và hệ lụy lớn nhất là tạo cho người dân không có ý thức khi thu hoạch, nhiều nơi xảy ra tình trạng hái quả xanh, ngâm nước, trộn tạp chất ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Hiện nay huyện Hướng Hóa đang xúc tiến xây dựng thương hiệu cho cà phê Khe Sanh, thế nhưng nếu không tăng cường công tác quản lý việc thu mua và chế biến, cũng như các doanh nghiệp không kiên quyết thu mua với tỷ lệ quả chín từ 95% trở lên thì rõ ràng cả người trồng và doanh nghiệp đang tự đánh mất thương hiệu.
Có thể bạn quan tâm
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cho biết, trong những năm gần đây, tuy tăng trưởng tín dụng cho nền kinh tế tăng không cao nhưng tín dụng dành cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) vẫn tăng trưởng đáng kể.
Vụ tôm năm 2013, tiến độ thả tôm chậm, người nuôi thiếu vốn, dịch bệnh, rào cản kỹ thuật… khiến ngành tôm ĐBSCL vốn khó, nay càng thêm khó. Mới đây, Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp cùng Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị bàn giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ năm 2013 tìm hướng đi phù hợp cho vụ tôm mới.
Những ngày lúa chín rộ, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành mối quan tâm lớn của các hộ nông dân. Câu chuyện về chiếc máy gặt vì thế cũng trở nên “sốt” hơn, nhất là ở nơi đồng chiêm trũng Lương Tài (Bắc Ninh).
Từ nhiều năm nay, cây chuối tiêu hồng được người dân Khoái Châu (Hưng Yên) đem về trồng xen thêm các loại cây trồng ngắn ngày như ngô, lạc, đậu, gừng… trên đất ruộng, trong đó chủ yếu là trồng lạc xen chuối. Cách làm này vừa tận dụng được diện tích đất nông nghiệp vừa phát huy tối đa hiệu quả cây trồng nên mang lại thu nhập cao cho người dân.
Với nhiều hộ trồng cao su tiểu điền ở huyện Bố Trạch, Quảng Bình, ông Trần Viết Lượng- Giám đốc Doanh nghiệp Cao su Thanh Long (trụ sở ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch) là một "bà đỡ" thực sự.