Áp Thuế Nhập Khẩu 0% Với Gạo Và Thuốc Lá Từ Lào

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 02/2015/TT-BCT quy định việc nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan năm 2015 với thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với hàng hóa có xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Theo đó, áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu năm 2015 đối với 2 nhóm mặt hàng có xuất xứ từ CHDCND Lào gồm: thóc và gạo các loại, lá và cọng thuốc lá với thuế suất thuế nhập khẩu bằng 0%.
Cụ thể, tổng hạn ngạch năm 2015 của thóc và gạo các loại là 70.000 tấn quy gạo (Tỷ lệ quy gạo: 2 thóc = 1,2 gạo). Lá và cọng thuốc lá có tổng hạn ngạch là 3.000 tấn, trong đó gồm: Lá thuốc lá chưa tước cọng loại Virginia đã sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Virginia chưa sấy bằng không khí nóng; lá thuốc lá chưa tước cọng, loại Burley...
Hàng hóa được thông quan qua 12 cặp cửa khẩu
Hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu S (C/O form S) do cơ quan thẩm quyền của CHDCND Lào cấp theo quy định và được thông quan qua 12 cặp cửa khẩu: Na Mèo (Thanh Hóa) – Nậm Xôi (Hủa Phăn); Nậm Cắn (Nghệ An) - Nậm Cắn (Xiêng Khoảng); Cầu Treo (Hà Tĩnh) – Nậm Phao (Bolikhămxay); Cha Lo (Quảng Bình) – Na Phàu (Khăm Muồn); Lao Bảo (Quảng Trị) - Đen Sa vẳn (Savannakhết); Tây Trang (Điện Biên) – Sốp Hùn (Phong Salỳ); Chiềng Khương (Sơn La) – Bản Đán (Hủa Phăn); Lóng Sập (Sơn La) – Pa Háng (Hủa Phăn); La Lay (Quảng Trị) – La Lay (Salavăn); Bờ Y (Kon Tum) – Phu Ca (Attapư); Tén Tần (Thanh Hóa) – Sổm Vẳng (Hủa Phăn); Thanh Thủy (Nghệ An) – Nậm On (Bolikhămxay).
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa giải quyết tại hải quan cửa khẩu nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo nguyên tắc trừ lùi tự động (tổng lượng hàng nhập khẩu được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu 0% trừ đi số lượng đã nhập khẩu của từng mặt hàng).
Thương nhân Việt Nam được nhập khẩu các mặt hàng thóc và gạo các loại theo hạn ngạch thuế quan.
Đối với mặt hàng lá và cọng thuốc lá, chỉ những thương nhân Việt Nam có giấy phép nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu theo hạn ngạch thuế quan do Bộ Công Thương cấp theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài mới được phép nhập khẩu (nhập khẩu trực tiếp hoặc ủy thác nhập khẩu). Số lượng nhập khẩu tính trừ vào hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo giấy phép do Bộ Công Thương cấp.
Thông tư này có hiệu lực từ nay đến hết ngày 31/12/2015.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu thụ các loại trái cây có múi tăng, nhưng mạnh nhất là sản phẩm chanh tươi. So với mùa thuận, giá chanh hiện nay tăng gấp 4 - 5 lần, nhiều nhà vườn trồng chanh ở Đồng Tháp “hốt bạc” nhờ vụ chanh nghịch mùa năm nay.

Do nguồn cung giảm và nhu cầu tiêu thụ ở mức cao, hiện giá nhiều loại thủy sản như: cá lóc đồng, cá ba sa, lươn, cá bống kèo, ếch… đã tăng từ 3.000 - 10.000 đồng/kg so với tháng trước.

Để chủ động về giá cả và giảm thiểu chi phí, tăng lợi nhuận, các DN chế biến và ngư dân đánh bắt thủy sản cần xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu làm được điều đó, DN sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, chủng loại và nguồn gốc; ngư dân cung cấp sản phẩm nguyên liệu chất lượng, qua đó sẽ phân phối lợi nhuận công bằng hơn cho các bên tham gia chuỗi cung ứng.
Ngày 22- 4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.

Toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) có hơn 40ha trồng sen. Hiện nay nông dân trong huyện bắt đầu thu hoạch rộ. Tuy nhiên, càng vào chính vụ sen càng rớt giá so với cách đây gần 1 tháng. Ông Nguyễn Văn Hải ở ấp 6, xã Tân Hội Trung có hơn 3 công sen.