Nông Dân Cắn Răng Nhổ Hoa Lay-Ơn Cho Bò Ăn
Hàng chục héc ta hoa lay-ơn quá thời kỳ thu hoạch nở toét, đỏ rực khắp cánh đồng, người trồng hoa chỉ biết ngậm ngùi nhổ…cho bò ăn.
Tình cảnh oái oăm này đang xảy ra tại xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng – “thủ phủ” của hoa lay-ơn.
Năm nay, bà con trồng hoa tại xã Hiệp An xuống giống khoảng 245 ha hoa lay-ơn, trong đó 145 ha được thu hoạch trước Tết Nguyên đán.
Hoa lay-ơn trước Tết có giá từ 17.000 – 21.000 đồng/chục. Với giá này, người trồng hoa có lợi nhuận.
Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 29 Tết, thời nóng lên bất thường làm hàng loạt diện tích hoa lay-ơn nở bung khiến bà con không kịp trở tay. Một số hộ trồng hoa may mắn thu hoạch kịp trước tết thì có lời, còn những hộ thu hoạch sau tết thì trắng tay.
Chị K’ Ngọc Diễm (thôn Định An, xã Hiệp An) than thở: “Hoa của mình nở bung bét hết, giờ chỉ biết đào lên lấy một ít củ về làm giống cho vụ sau, còn lại mình chở về cho bò ăn chứ không biết làm sao bây giờ”.
Chưa kể, hiện hoa lay-ơn chỉ có giá 5.000-7.000 đồng/chục nên dù có bán được hoa, nông dân cũng bị lỗ nặng.
Bà Lê Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND xã Hiệp An cho biết: “Năm nay, xã Hiệp An có khoảng 50 ha hoa lay-ơn bị nở sớm, không thu hoạch được. Nguyên nhân của việc này là do thời tiết không thuận lợi. Còn hoa lay-ơn liên tục bị rớt giá là do năm nay bà con tại xã xuống giống quá nhiều khiến “cung vượt cầu”.
Có thể bạn quan tâm
Ba năm liền, vợ chồng anh Huỳnh Văn Đặng, chị Phạm Thị Xuân (ngụ tổ 5, ấp Thanh An, xã Mỏ Công, huyện Tân Biên) được bình chọn là hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nhận được nhiều giấy khen, bằng khen. Nếu thoạt nhìn cơ ngơi bề thế như bây giờ, nhiều người sẽ không tin được gia đình anh Đặng, chị Xuân đã phải nếm trải những ngày tháng hết sức gian nan, cơ cực.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, tính đến đầu tháng 7.2013, toàn tỉnh có 1.142,6ha/29.572ha mì bị nhiễm rệp sáp bột hồng. Trong đó, phân theo mức độ hại như sau: 694,7ha nhiễm dưới 30%; 345ha nhiễm 30-70%; 102,9ha nhiễm trên 70%. Diện tích mì nhiễm rệp sáp bột hồng còn lại trên đồng là 1.095,6ha, trong đó có 648,7ha nhiễm dưới 30%; 344ha nhiễm 30-70%, 102,9ha nhiễm trên 70%.
Chỉ tính riêng số tiền mua thức ăn cho cá chẽm đã lớn nhưng chưa có người mua đã tốn của 100 hộ nuôi ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh số tiền khoảng 250 triệu đồng/ngày. Và không một ai biết được đến bao giờ mới bán được số cá nuôi trên.
Năm 2012 Trạm Khuyến nông huyện Ba Tơ triển khai mô hình trang trại vườn-ao-chuồng-rừng (VACR) tại hai xã Ba Tiêu và Ba Vinh. Mô hình này đã giúp hộ gia đình biết quản lý, sử dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
Cty CP Dịch vụ kỹ thuật hậu cần nghề cá Biển Đông đang lập đề án vay vốn 776 tỷ đồng để đóng mới 33 tàu vỏ sắt.