Người trồng sầu riêng đầu tiên ở Đồng Xoài

Ông kể, trước kia ông vốn làm nghề lái máy cày. Những lần đi cày đất thuê, ông thấy nhà nào trồng sầu riêng đều khá giả hoặc giàu hơn những hộ trồng loại cây khác.
Ông thầm học lỏm kỹ thuật rồi tới năm 1997 mua 3ha để trồng sầu riêng. Năm 2001, ở vụ thu hoạch đầu tiên, vườn sầu riêng của ông đạt năng suất khá cao, mỗi trái đạt từ 7-8kg.
Từ tiền lời của vụ đó, vợ chồng ông mua thêm 8ha đất điều liền kề và chuyển hết sang trồng sầu riêng.
Ông Tâm (trái) đang trao đổi với cán bộ Hội ND tỉnh Bình Phước tại mô hình quýt đường của nhà mình.
Năm 2007, vườn sầu riêng bị sâu bệnh, năng suất giảm mạnh, ông Tâm nhanh nhạy chuyển sang trồng cao su, bưởi da xanh, quýt đường và chôm chôm.
“Hiện gia đình tôi đang quản lý 13ha quýt, 5ha bưởi; 4ha chôm chôm và 15ha cao su, tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Ước tính sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 700 triệu đồng/năm” - ông Tâm thổ lộ.
Cũng theo ông Tâm, do thiếu vốn nên đến nay ông chưa thể áp dụng công nghệ cao hoàn toàn vào trang trại cây ăn quả mà chỉ dùng kỹ thuật tưới nhỏ giọt.
“Nếu vụ quýt tới đây cho thu hoạch, chỉ cần giá 15 triệu đồng/tấn, gia đình tôi cũng lời gần 3 tỷ đồng, lúc đó phải áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để trái cây của mình có sức cạnh tranh.
Để trụ được với nghề trồng trái cây, người nông dân cần tự giác áp dụng quy trình, kỹ thuật tiên tiến để cho ra trái cây sạch, nếu không thì sẽ thua ngay” - ông Tâm trăn trở.
Bên cạnh việc sản xuất giỏi, ông Tâm còn tham gia nhiệt tình công tác từ thiện xã hội ở địa phương như cho 5 hộ nghèo vay vốn không trả lãi; hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết.
Ông Tâm và gia đình vừa góp gần 100 triệu đồng và vận động thêm bà con xung quanh để nâng cấp, mở rộng con đường trong ấp, giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.

Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.

Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.

Nguồn lợi thủy sản của TP Cần Thơ được đánh giá phong phú, nhiều giống, loài có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nguồn lợi này đang dần suy kiệt do không được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nhằm khắc phục tình trạng trên, TP Cần Thơ đang nỗ lực tuyên truyền và đề ra nhiều giải pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc nuôi trồng, khai thác, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản...

Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre ngày càng phát triển theo hướng da dạng hóa đối tượng nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đạt các chứng nhận như: Global Gap, Viet Gap, ASC, MSC… Tuy chưa nhiều, nhưng hướng đi này được xem là phù hợp với yêu cầu của sự phát triển bền vững.