Người trồng sầu riêng đầu tiên ở Đồng Xoài
Ông kể, trước kia ông vốn làm nghề lái máy cày. Những lần đi cày đất thuê, ông thấy nhà nào trồng sầu riêng đều khá giả hoặc giàu hơn những hộ trồng loại cây khác.
Ông thầm học lỏm kỹ thuật rồi tới năm 1997 mua 3ha để trồng sầu riêng. Năm 2001, ở vụ thu hoạch đầu tiên, vườn sầu riêng của ông đạt năng suất khá cao, mỗi trái đạt từ 7-8kg.
Từ tiền lời của vụ đó, vợ chồng ông mua thêm 8ha đất điều liền kề và chuyển hết sang trồng sầu riêng.
Ông Tâm (trái) đang trao đổi với cán bộ Hội ND tỉnh Bình Phước tại mô hình quýt đường của nhà mình.
Năm 2007, vườn sầu riêng bị sâu bệnh, năng suất giảm mạnh, ông Tâm nhanh nhạy chuyển sang trồng cao su, bưởi da xanh, quýt đường và chôm chôm.
“Hiện gia đình tôi đang quản lý 13ha quýt, 5ha bưởi; 4ha chôm chôm và 15ha cao su, tạo việc làm thường xuyên cho 15-20 lao động với mức lương bình quân 4,5 triệu đồng/người/tháng.
Ước tính sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 700 triệu đồng/năm” - ông Tâm thổ lộ.
Cũng theo ông Tâm, do thiếu vốn nên đến nay ông chưa thể áp dụng công nghệ cao hoàn toàn vào trang trại cây ăn quả mà chỉ dùng kỹ thuật tưới nhỏ giọt.
“Nếu vụ quýt tới đây cho thu hoạch, chỉ cần giá 15 triệu đồng/tấn, gia đình tôi cũng lời gần 3 tỷ đồng, lúc đó phải áp dụng công nghệ cao vào sản xuất để trái cây của mình có sức cạnh tranh.
Để trụ được với nghề trồng trái cây, người nông dân cần tự giác áp dụng quy trình, kỹ thuật tiên tiến để cho ra trái cây sạch, nếu không thì sẽ thua ngay” - ông Tâm trăn trở.
Bên cạnh việc sản xuất giỏi, ông Tâm còn tham gia nhiệt tình công tác từ thiện xã hội ở địa phương như cho 5 hộ nghèo vay vốn không trả lãi; hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết.
Ông Tâm và gia đình vừa góp gần 100 triệu đồng và vận động thêm bà con xung quanh để nâng cấp, mở rộng con đường trong ấp, giúp cho việc đi lại của người dân thuận tiện hơn.
Related news
Hiện trên nhiều cánh đồng mía trong tỉnh, nông dân đang tất bật bước vào vụ thu hoạch. Tại huyện Phụng Hiệp, dạo quanh nhiều tuyến kênh chính và nội đồng, đâu đâu cũng bắt gặp nụ cười phấn khởi của nông dân vì mía trúng mùa, bán được giá và cho nguồn lợi nhuận hấp dẫn.
Trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang về tình hình sản xuất, giá thu mua mía nguyên liệu trong thời gian qua, đồng thời triển khai kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Ngoan (ảnh), Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), cho biết:
Dù phần thịt, ruột và hạt bên trong và cách dùng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt. Thế nhưng hương vị của canh bo bo rất đặc biệt và hoàn toàn khác hẳn: Nước ngọt thanh và tỏa mùi thơm nhẹ như dưa hấu.
Những năm gần đây, nghề nuôi tôm không còn nhộn nhịp, rầm rộ như trước vì dịch bệnh liên tiếp xảy ra khiến nông dân chán nản, kiệt quệ. Thế nên thành công của một số mô hình nuôi tôm theo hướng an toàn dịch bệnh đã và đang mang lại sức sống mới cho nghề nuôi tôm…
Trong 5 năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, Quảng Ngãi chịu nhiều tác động bất lợi của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu.