Người Trồng Mía Lao Đao Vì Giá Thấp Ở Thanh Hóa
Thời gian gần đây, Công ty CP Mía đường Lam Sơn (đóng trên địa bàn huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa), thu mua mía của các hộ dân tại xã Thọ Hải, Thọ Xuân với giá thấp, khiến nhiều hộ có nguy cơ lỗ nặng. Do đó, nhiều người dân đã chặn đường, không cho xe vào bốc mía chở về công ty.
Được biết, xã Thọ Hải là vùng trồng mía nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy Mía đường Lam Sơn. Năm 2012, xã Thọ Hải trồng trên 150ha mía, số diện tích này được nhà máy ký kết với 34 chủ hợp đồng ở địa phương. Trước đây, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn thu mua giá mía nguyên liệu đạt 10 chữ đường tại xã Thọ Hải với mức giá sàn 1.050.000 đồng/tấn và giá 1,2 triệu đồng/tấn.
Tuy nhiên, sang năm 2012, giá mua của Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn hạ xuống mức giá sàn là 900.000 đồng/tấn và 950.000 đồng/tấn. Đặc biệt, từ 1-1-2013, Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn ra thông báo số 701 với nội dung: không mua mía của người dân Thọ Hải với mức giá sàn nữa mà chỉ chấp nhận mua theo mức giá 10 CCS.
Thực tế cho thấy không phải ruộng mía nào cũng đạt chỉ số CCS 10 chữ đường. Có những ruộng chỉ có 4,5, nhưng trung bình là 7,8. Nên thông báo này đã không nhận được sự đồng thuận của người dân trồng mía
Theo phản ánh của người dân: chi phí đầu tư trồng 1 hecta mía mất khoảng 40 triệu đồng. Nếu nhà máy không áp dụng giá sàn người dân sẽ lỗ nặng. Ông Lê Văn Độ ở thôn Hải Khoát, xã Thọ Hải cho biết, nhà ông có 6,5ha. Dự tính sau khi thu hoạch, gia đình ông lỗ gần 100 triệu đồng nếu như nhà máy áp dụng mức giá mới.
Nguyện vọng của người dân trồng mía xã Thọ Hải là nhà máy thu mua theo giá sàn như tháng 12-2012. Nhiều hộ gia đình đã chặt mía, nhưng khi biết giá thấp, thì nhất định không chịu bán cho nhà máy. Nên càng để lâu thì sản lượng và chất lượng càng giảm.
Trước nguyện vọng của người dân trồng mía xã Thọ Hải, ngày 9-1-2013, lãnh đạo Công ty Mía đường Lam Sơn đã có buổi họp với người dân xã Thọ Hải. Tuy nhiên, những vấn đề của người dân đặt ra vẫn chưa được phía công ty chấp thuận.
Ông Lê Minh Đức, Phó ban trực chỉ đạo mía đường xã Thọ Hải khẳng định: với mức giá thu mua của công ty đưa ra hiện nay, người dân sẽ lỗ nặng. Vì thế, một số người dân đã chặn không cho xe vào bốc mía chở về công ty. Nếu tình hình này kéo dài, sẽ gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân…
Có thể bạn quan tâm
Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.
Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.
Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.
Tình hình mưa nắng xen kẽ và kéo dài trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị nhiễm các loại dịch hại và khả năng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.
Vụ đông 2013 - 2014, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo trồng 800 ha rau màu (tương đương năm trước), gồm dưa hấu, khoai lang (mỗi loại cây 50 ha), khoai tây 100 ha, bí xanh, ngô (mỗi 150 ha) và rau (300 ha).